logo

Đề Ngữ Văn thi vào Lớp 10 đề số 2 | (Đọc hiểu Sương như búa bổ mòn gốc liễu, nlxh thói quen trì hoãn, cảm xúc 4 câu cuối)

icon_facebook

Đề thi gồm 8 trang gồm 3 phần: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học thời gian làm bài 120 phút.

Thông tin người ra đề:

Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Liên - Trường THCS Cổ Bi - Gia Lâm- Hà Nội    

Nội dung chính của đề thi:

- Đọc hiểu thơ song thất lục bát: trích đoạn Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn

- NLXH: Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.

- NLVH: Viết đoạn văn khoảng 8 dòng ghi lại cảm xúc của em về bốn câu cuối trong đoạn trích “Chinh phụ ngâm”

Đề thi được bám sát theo chương trình Ngữ Văn 9 chương trình GDPT 2018. Do đề thi dài nên Toploigiai tập trung trình bày phần đọc hiểu, các phần Nghị luận xã hội, nghị luận văn học thầy cô và các bạn tải về để luyện tập.

PHẦN 1. ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi.

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!
(Trích Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm )

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Thể thơ: Song thất lục bát; Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?

Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: Người chinh phụ.

Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó.

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích: Sương, tuyết, gốc liễu (mòn), cành ngô (héo), nmguyeetj hoa, gió thốc, gió xuyên, bóng hoa, bóng nguyệt, hoa giãi nguyệt, nguyệt lồng hoa, hoa nguyệt trùng trùng..

Nhận xét: Cảnh thiên nhiên vừa mang nét lạnh lẽo, hoang sơ, cô quạnh, tĩnh mịch (8 câu đầu), vừa quấn quýt, giao hòa (hoa, nguyệt - 4 câu cuối).

Câu 4: Xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.

02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:
Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.
Là:
- So sánh: sương như búa, tuyết dường cưa;
- Đối: Sương như búa >< Tuyết dường cưa; bổ mòn gốc liễu >< xẻ héo cành ngô.
Tác dụng: Gợi lên hình ảnh thiên nhiên lạnh lẽo, khắc nghiệt; góp phần biểu đạt nỗi cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người chinh phụ;
Làm cho lời thơ cân xứng, nhịp nhàng; gợi hình, gợi cảm.

PHẦN 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Câu 1 : Viết đoạn văn khoảng 8 dòng ghi lại cảm xúc của em về bốn câu cuối trong đoạn trích “ Chinh phụ ngâm” ( Phần I)

PHẦN 3. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Câu 2. Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.

TẢI TOÀN BỘ ĐỀ THI

Embed Google Docs with Download Options

 

icon-date
Xuất bản : 30/11/2024 - Cập nhật : 30/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads