Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. Để nâng cao hệ số sử dụng đất ở khu vực Bắc Trung Bộ, thì biện pháp canh tác quan trọng nhất cần phải tiến hành là? Hãy cùng Toploigiai tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
A. Trồng rừng, chống nạn cát bay.
B. Giải quyết vấn đề thuỷ lợi.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
D. Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
Đáp án đúng là: A. Trồng rừng, chống nạn cát bay.
Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. Để nâng cao hệ số sử dụng đất ở khu vực Bắc Trung Bộ, thì biện pháp canh tác quan trọng nhất cần phải tiến hành là trồng rừng, chống nạn cát bay.
Giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã Lãnh thổ hẹp ngang.
Vị trí địa lý của vùng:
+ Phía Bắc giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp biển Phía Tây giáp công hòa dân chủ nhân dân Lào.
Bắc Trung Bộ là vùng nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất ) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 .Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông .
Với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm
Với trên 3.200 km bờ biển cộng với tác động của biến đổi khí hậu đang trở nên nghiêm trọng đã đặt ra yêu cầu trồng rừng có khả năng thích ứng, chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi càng trở nên cấp bách đối với các địa phương ven biển Việt Nam. Vì vậy, theo các chuyên gia nông nghiệp, công tác trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu để chống sa mạc hóa, cát bay, cát nhảy là giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong thời điểm này.
“Dư nắng, thừa gió và thiếu nước” là điều dễ dàng cảm nhận ngay khi đặt chân tới vùng biển cát Hòa Thắng – Hồng Phong, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Trước đây, mùa khô ở khu Lê Hồng Phong này, tình trạng hạn hán và hiện tượng cát bay, cát nhảy luôn xảy ra, tạo thành các đồi cát di động chuyển dịch từ biển đi vào đất liền đã lấp ruộng đồng, làng mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của người dân. Đồng thời, biến nơi đây trở thành miền cát nghèo nàn, hoang mạc.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy...
+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.
+ Bảo vệ nguồn nước ngầm của vùng, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
+ Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, xói mòn rửa trôi).
+ Bảo vệ đa dạng hóa sinh vật, các nguồn gen quý, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có nhiều lâm sản quý.
>>>Tham khảo: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa vì?