logo

Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 Chương 3 (đề 1)


Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 - Chương 3


Đề Số 1

Câu 1: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái qua phải là

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.              B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.             D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều làm giấy qùi tím ẩm chuyển sang màu xanh là

A. Anilin, metylamin, amoniac.

B. Amoniclorua, metylamin, natri hiđroxit.

C. Anilin, amoniac, natri hiđroxit.

D. Metylamin, amoniac, natri axetat.

Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N?

A. 2.                             B. 3.                         C. 4.                         D. 5.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X được 8,96 lít CO2, 1,12 lít N2 (các thể tích khí được đo ở đktc) và 9,9 gam H2 Công thức của X là

A. C3H7N.                     B. C2H7N.                 C. C3H9N.                 D. C4H11N.

Câu 5: Phản ứng giữa anilin và dung dịch brom chứng tỏ

A. Nhóm chức và gốc hiđrocacbon có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

B. Nhóm chức và gốc hiđrocacbon không có ảnh hưởng gì đến nhau.

C. Nhóm chức ảnh hưởng đến tính chất của gốc hiđrocacbon.

D. Gốc của hiđrocacbon ảnh hưởng đến tính chất của nhóm chức.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amino axit là hợp chất đa chức có 2 nhóm chức.

B. Amino axit là hợp chất tạp chức có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.

C. Amino axit là hợp chất tạp chức trong phân tử có đồng thời 2 nhóm chức COOH và NH2.

D. Amino axit là hợp chất tạp chức trong phân tử có đồng thời hai nhóm chức COOH và NH2, và số nhóm COOH bằng số nhóm NH2.

Câu 7: Số đồng phân amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N là

A. 5.                               B. 6.                         C. 7.                         D. 8.

Câu 8: Tên của chất hữu cơ có công thức HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH là

A. Axit 2–aminopentan–1,5–đioic.           B. Axit α–aminoglutari

C. Axit glutamic.                                    D. Cả 3 cách gọi tên trên đều đúng.

Câu 9: Một amino axit A có 40,4% C; 7,9% H; 15,7% N; 36% O về khối lượng và MA = 89 g/mol. Công thức phân tử của A là

A. C3H5O2N.               B . C3H7O2N.             C. C2H5O2N.             D. C4H9O2N.

Câu 10: X là một amino axit (không có thêm chức nào khác ngoài chức amin và axit) có phân tử khối là 147. Biết 1 mol X tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl; 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH. Công thức phân tử của X là

A. C5H9NO4.                 B. C4H7N2O4.            C. C5H25NO3.           D. C8H5NO2.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo của peptit có 4 mắt xích được tạo thành từ 4 amino axit khác nhau là

A. 4.                                 B. 16.                       C. 24.                       D. 12.

Câu 12: Khi thủy phân tripeptit H2N – CH(CH3)CO – NH – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH sẽ tạo ra các amino axit

A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.

B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.

D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.

Câu 13: Thủy phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 g glyxin. Nếu phân tử khối của (X) là 50 000 thì số mắt xích glyxin trong một phân tử (X) là

A. 189.                            B. 190.                     C. 191.                     D. 192.

Câu 14: Khi thực hiện phản ứng thủy phân không hoàn toàn một hexapeptit (M) thì thu được các đipeptit và tripeptit sau: X – T, Z – Y, T – Z, Y – E, và Y – E – F.

     Trật tự sắp xếp của các amino axit trong (X) là

A. X – Y – E – F – Z – T.                   B. X – T – Z – Y – E – F.   

C. F – E –Y – Z – T – X.                     D. Z – T – X – Y – E – F.

Câu 15: Tên gọi của peptit HOOC – CH(CH3) – NH – CO – CH2 – NH2

A. alaninglyxin ( Ala – Gly).               B. Glyxinalanin ( Gly – Ala).

C. Alaninalanin (Ala – Ala).                 D. Glyxinglyxin (Gly – Gly).


Đáp án và thang điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

A

D

C

D

C

C

A

A

B

A

C

A

C

B

B

Tham khảo toàn bộ: Đề kiểm tra, đề thi Hóa 12 học kì 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021