logo

Đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh đầy đủ nhất.


Đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh - Đề số 1

Con sóng dưới lòng sâu, 

 Con sóng trên mặt nước, 

 Ôi con sóng nhớ bờ, 

 Ngày đêm không ngủ được, 

 Lòng em nhớ đến anh, 

 Cả trong mơ còn thức. 

 Dẫu xuôi về phương bắc, 

 Dẫu ngược về phương nam 

 Nơi nào em cũng nghĩ, 

 Hướng về anh - một phương. 

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. 

Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ?

Câu 3. Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó.

Lời giải

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện hình ảnh một người phụ nữ đang yêu với tình yêu mãnh liệt, tấm lòng thủy chung son sắc và nỗi nhớ người yêu tha thiết.

Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ là: Được tác giả sử dụng 3 lần như điệp khúc bản tình ca, con sóng ngoài biển khơi ẩn dụ cho thi sĩ để bày tỏ nội nhớ, sự mãnh liệt của tình yêu. Đó là một ẩn dụ nghệ thuật tâm hồn trào dâng của người phụ nữ đang yêu, sóng là hình ảnh hóa thân cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh.

Câu 3: Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ lạ ở chỗ Xuân Quỳnh đã nói ngược lại với bình thường, người ta nói Xuôi Nam, ngược Bắc. Còn Xuân Quỳnh viết rằng con sóng xuôi Bắc, ngược Nam

- Hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó là những dự đoán về sự khó khắn, vất vả, những thử thách trong tình yêu. Đã khẳng định trái tim chung thủy luôn hướng về người mình yêu, như em vượt qua mọi thử thách, bằng lòng chung thủy để yêu anh.

Đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh

Đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh - Đề số 2

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Câu 1: Giới thiệu vài nét về cấu trúc hình tượng độc đáo trong bài thơ “sóng” - Xuân Quỳnh

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ

Câu 3: Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu? Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu 4: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.

Lời giải

Câu 1: Cấu trúc hình tượng “Sóng” được thể hiện độc đáo. Bài thơ xây dưng hình ảnh “em” và "sóng" hòa hợp vào nhau. Hình ảnh "sóng" ẩn dụ cho tình yêu mạnh liệt, nỗi nhớ da diết trào dâng của một người phụ nữ đang xa người yêu. Trước những phát hiện về sóng, biển khơi người phụ nữ ấy lai liên tưởng đến tình yêu, tấm lòng son sắc, sự thủy chung của mình. Có thể nói sóng là sự hóa thân cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em” tưởng rằng không liên quan nhưng lại hòa vào một, có lúc phân chia, lúc lại hòa nhập, phức tạp nhiều khi mẫu thuẫn nhưng lại chuyển hóa sang nhau thống nhất trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ là bày tỏ nỗi nhớ người yêu da diết ở nơi phương xa, tình yêu mãnh liệt, tấm lòng chung thủy sắc son của người phụ nữ đang yêu.

Câu 3: Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 có 6 câu là bởi tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ, có thể khi đó cảm xúc nhớ thương của tác giả trào dâng mãnh liệt khôn nguôi. Cảm xúc ấy đã làm cho tác giả muốn kéo dài thêm những vần thơ để thể hiện nỗi nhớ của mình, nỗi nhớ ấy được bộc lộ một cách trực tiếp và táo bạo bằng cách nói nhân hóa “sóng nhớ bờ” “em nhớ anh”.

Câu 4: Nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên là: Với kết cấu song hành "sóng nhớ bờ/em nhớ anh" Xuân Quỳnh đã phát hiện con sóng nhớ bờ tha thiết cũng như cũng như nỗi nhớ tha thiết trong tâm hồn người con gái đang yêu. Cùng với sự kết hợp của phép điệp “con sóng”, “nhớ” thể hiện nỗi nhớ cồn cào da diết, khiến câu thơ mang âm hưởng của tiếng sóng. Sóng trong lòng thi sĩ cũng cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền miên vô tận. Nỗi nhớ còn len lỏi vào trong tiềm thức, trái tim thổn thức ngủ không yên và câm nhập cả vào trong giấc mơ. Tất cả đã tạo nên một bản tình ca da diết, sâu đắm.


Đề Đọc hiểu Sóng Xuân Quỳnh - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155)

Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh.

Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn trích. Việc lựa chọn thể thơ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc cùng ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ in đậm.

Câu 4. Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa gì cho hình tượng sóng và em?

Câu 5. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích

Lời giải

Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh là:

- Xuân Quỳnh (6/10 /1942 – 29/8/1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ra tại La Khê, thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây (thay thuộc Hà Nội).

- Bà xuất thân từ một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Là một trong những nhà thơ nữ của Việt Nam tiêu biểu nhất trong hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ, bà nổi tiếng với những bài thơ Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa.

- Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.

Câu 2:

- Thể thơ của đoạn trích là: thể thơ 5 chữ

- Tác dụng của việc lựa chọn thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện âm hưởng của lời thơ là: Tạo nên những dòng thơ có âm hưởng dạt dào, gợi nhịp của các con sóng cuồn cuộn nối tiếp nhau, lúc dồn dập, lúc lại hiền hòa và yên ả.

Câu 3: 

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp ngắt nhịp, ngắt nhịp in đậm hai dòng của cả bài thơ: cả bài thơ có nhịp 2/3, còn các ngắt nhịp và các thanh mét khác có sự thay đổi tuần hoàn. Và ở âm cuối của bài thơ này ( phồn vinh - vội vã - lặng lẽ - có thể). Tất cả những điều này làm cho hai dòng này dường như dao động giữa hai cực đối lập nhau: dữ dội> <êm dịu, ồn ào> <yên tĩnh. 

- Ý nghĩa biểu đạt của các tính từ được sử dụng trong hai câu in đậm là: Sự hiện diện của các tính từ có nghĩa tương phản và sắc thái ngữ âm trái ngược nhau (mạnh> <êm dịu, ồn ào> <yên tĩnh) biểu thị sự thất thường. Cũng giống như những con sóng giữa đại dương bao la, có lúc êm đềm vỗ bờ, cũng có lúc sóng gió, trái tim người phụ nữ khi yêu cũng có những vui buồn, giận hờn, cay đắng, yêu, ghét...; phụ nữ cũng có lúc vui buồn lẫn lộn. , Gần trong tầm tay, chợt xa.

Câu 4: Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa là: 

- Sóng được xếp vào danh mục thời gian quá khứ - quá khứ và ngày hôm sau - tương lai. Từ thời gian mang nội hàm của sự nối tiếp, ngược lại, ý nghĩa khẳng định của từ vẫn mang ý nghĩa về sự vĩnh cửu của sóng. Điều này rất phù hợp với thực tế: biển luôn là một thế giới vĩnh hằng vô biên, được khuấy động bởi những con sóng. 

- Sự hòa quyện tinh tế giữa ý nghĩa ẩn dụ của sự tự mãn mà tình yêu soi bóng trên sóng làm nảy sinh những liên tưởng về tình em: như sóng biển luôn trào dâng, mãnh liệt trong lòng biển cả một khát vọng yêu thương mãnh liệt. trong trái tim mình mà còn là niềm khao khát muôn thuở của con người.

Câu 5: Hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích là: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối: ẩn dụ (ngực trẻ).

- Hiệu quả: 

+ Đứng trước biển cả mênh mông từ cảm nhận của thị giác, ta có thể nhìn thấy mặt biển căng vồng lên. Liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ đang yêu với lồng lực tràn đầy sức yêu tuổi trẻ, sóng giống như nhịp sóng vỗ cuồn cuộn trong trái tim rạo rực đang yêu.

+ Chữ trẻ gợi cảm nhận về những nhịp sóng trào dâng mãnh liệt cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng như con sóng vỗ nó đem đến sự trẻ trung, mạnh liệt, nhiệt huyết của tuổi trẻ của con người. Vì thế chính yêu là thứ khiến con người trẻ mãi muôn đời.

icon-date
Xuất bản : 08/06/2021 - Cập nhật : 12/11/2022