logo

Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên (3 đề)

Tuyển tập Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Nhớ hồng nguyên chi tiết nhất.


Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

"Lũ chúng tôi,

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi "một hai"

Súng bắn chưa quen,

Quân sự mươi bài,

Lòng vẫn cười vui kháng chiến.

Lột sắt đường tàu,

Rèn thêm dao kiếm,

Áo vải chân không,

Đi lùng giặc đánh."

("Nhớ" – Hồng Nguyên)

Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên hay nhất thi THPT Quốc gia

a. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?

b. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

c. Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9

Lời giải

a, Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ: Tự do

b, Nội dung: Đoạn thơ thể hiện hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến

chống Pháp đầy khó khăn gian khổ.

c, Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.


Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lũ chúng tôi 

Bọn người tứ xứ, 

Gặp nhau hồi chưa biết chữ 

Quen nhau từ buổi “Một hai” 

Súng bắn chưa quen, 

Quân sự mươi bài 

Lòng vẫn cười vui kháng chiến 

Lột sắt đường tàu, 

Rèn thêm đao kiếm, 

Áo vải chân không, 

Đi lùng giặc đánh. 

Ba năm rồi gửi lại quê hương. 

Mái lều gianh, 

Tiếng mõ đêm trường, 

Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ 

Mòn chân bên cối gạo canh khuya 

(Nhớ – Hồng Nguyên – 1948?) 

 

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

Câu 2. Xác định phương thức biếu đạt chính được dùng trong đoạn thơ. 

Câu 3. Hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến hiện lên như thế nào trong đoạn thơ trên? 

Câu 4. Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích. 

Câu 5. Từ đoạn trích anh/chị hãy bày tỏ tình của mình về người lính thời kì đầu khánh chiến chống Pháp?

Lời giải

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 3. Hình ảnh người lính hiện lên vô cùng giản dị, mộc mạc " áo vải chân không" nhưng luôn hướng đến tổ quốc. Họ đặt tình cảm cá nhân sang một bên " ba năm rồi gửi lại quê hương". Gian khổ là thế nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời " lòng vẫn cười vui kháng chiến.

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích: hình ảnh người chiến sĩ trong kháng chiến với những gian khổ những vẫn hiện lên tinh thần lạc quan, trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Câu 5. Những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp luôn là những hình ảnh đẹp và để lại trong lòng người những dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Họ trước hết là những người nông dân chất phác, quen với công việc đồng áng, với cái cuốc, cái cày. Nhưng khi tiếng gọi của Tổ quốc vang lên, họ đã ra trận, đã hành động theo trái tim mình.Trong công cuộc kháng chiến mang tính toàn dân, toàn diện, người nông dân sẵn sàng rời bỏ những gì thân thuộc nhất để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tình nguyện đứng trong hàng ngũ và trở thành những người nông dân mặc áo lính. Dù đến từ mọi cùng miền khác nhau nhưng ở họ vẫn có nhiều những điểm tương đồng và gặp gỡ. Trước hết đó là lí tưởng, là tình yêu Tổ quốc, khao khát độc lập cho nước nhà. Chẳng thế mà " ruộng nương anh gửi bạn thân cày", họ ra đi với một ý chí rực lửa, một trái tim nồng cháy tình yêu nân dân, yêu đất nước. Họ sẵn sàng hi sinh thân mình để mang lại vinh quang cho Tổ quốc. Còn gì quý giá hơn tình cảm ấy. Thêm vào đó còn là tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh gian khó của chiến tranh " Lòng vẫn cười vui kháng chiến". Ở họ còn hiện lên tình yêu với gia đình, với làng xóm, với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn. Đây là hành trang vững chắc, là điểm tựa cho người lính vượt lên trên gian khó của cuộc kháng chiến khốc liệt.


Đề đọc hiểu bài Nhớ hồng nguyên số 3

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình ảnh người lính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Hình ảnh “lũ chúng tôi” được tác giả giới thiệu như thế nào trong đoạn trích sau:

“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”

Câu 3: Phân tích tính gợi hình, gợi cảm của từ “mòn chân” trong câu thơ:

“Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya”

Câu 4: Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay.

Đáp án 

Câu 1. 

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình ảnh người lính trong đoạn văn bản trên:

+ Bọn người tứ xứ

+ chưa biết chữ

+ súng bắn chưa quen

+ quân sự mươi bài

+ vui cười kháng chiến

+ áo vải chân không

+ đi lùng giặc đánh

+ nghỉ lại lưng đèo

+ nằm trên dốc nắng

+ kì hộ lưng nhau

+ quờ nhau tìm hơi ấm

+ cả lũ cười vang

+ lột sắt đường tàu

+ rèn thêm đao kiếm

Câu 2: 

- Hình ảnh “lũ chúng tôi” được tác giả giới thiệu trong đoạn trích:

+ Họ đến từ mọi miền của đất nước, họ không có trình độ, không quen biết nhau, đến ngay cả việc dùng súng cũng chưa thạo.

+ Câu “Lòng vẫn cười vui kháng chiến”: diễn tả cảm xúc của những người lính, họ vẫn rất lạc quan trước những khó khăn, gian khổ.

+ Qua các câu:

Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”

Những người lính yêu nước ấy, họ kiên cường, bất khuất, dũng cảm, hiên ngang, chủ động chuẩn bị trang thiết bị, vũ khí, với khí thế giết giặc trong cuộc chiến chống thực dân, bảo vệ đất nước, lãnh thổ.

-> Qua những từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả, giới thiệu những người lính, chúng ta có thể thấy rằng họ tuy không có gì, sống ở nơi xa, trải khắp mảnh đất hình chữ S nhưng họ lại có cùng một tinh thần kiên quyết, dũng cảm, dám đứng lên giết những kẻ thù muốn chiếm lấy đất nước, chiếm lấy sự tự do của chúng ta và đồng thơi, đoạn thơ ấy cũng thể hiện sự tự hào và ca ngợi của tác giả dành cho những người lính Việt Nam.

Câu 3.

- Từ“mòn chân” trong câu thơ:

+ Gợi hình: Khắc họa sự vất vả, cực nhọc, gian nan, chịu thương chịu khó trong lao động của hậu phương (những người vợ lính) nơi quê nhà.

+ Gợi cảm: Thể hiện nỗi lòng thương nhớ, sự đồng cảm của người lính đối với người vợ, hậu phương của mình.

-> Từ đó, bộc lộ vẻ đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến: nhớ thương, quan tâm đến gia đình (tình yêu thương gia đình), yêu quê hương đất nước.

Câu 4. 

Từ đoạn trích, em nhận thấy rằng lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay là rất cần thiết với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Thời kỳ chiến tranh đã qua đi, biết bao người lính, người dân đã hi sinh ngã xuống trên nền đất, cát bụi, để bảo vể, để giúp cho nước nước nhà, thế hệ sau là chúng ta có được cuộc sống tự do, độc lập, hạnh phúc, thoát khỏi những tình cảnh bị bóc lột, đàn áp dã man. Thế nên, giới trẻ chúng ta phải biết gìn giữ, phát triển đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh hơn, học được những bài học bổ ích, có ý thức gìn giữ lãnh thổ, sống phải biết học tập, trau dồi kiến thức từng để bản thân có giá trị hơn, đóng góp được sức mình cho việc xây dựng đất nước. Và đồng thời phải tỉnh táo, tố cáo những hành vi nhạo bác, phản bội đất nước, động viên, thức tỉnh những người thân xung quanh mình đang có lối sống không mục tiêu, không có chí cầu tiến để họ nhân ra được vai trò của họ đối với đất nước, xã hội và đền đáp công ơn trước sự hi sinh của thế hệ đi trước.

icon-date
Xuất bản : 16/04/2021 - Cập nhật : 20/04/2024