logo

Đề Đọc hiểu Bác ơi

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bác ơi hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Bác ơi đầy đủ nhất.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)

Đề Đọc hiểu Bác ơi

Đề Đọc hiểu Bác ơi - Đề số 1

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

Câu 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ là: Bài thơ là tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng tác giả khi nghe tin Bác Hồ từ trần.

Câu 3: Nhịp thơ của đoạn thơ là: 2/2/3

Hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ 2/2/3: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả được tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian dường như ngưng lại để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc


Đề Đọc hiểu Bác ơi - Đề số 2

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

(Bác ơi - Tố Hữu, ngữ văn 12 Tập 1, NXB Giáo dục VN trang 167 – 168)

Đề Đọc hiểu Bác ơi

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là gì? Cảm xúc đó được bộc lộ như thế nào?

Câu 3. Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Cảm xúc của tác giả là nỗi xót xa, đau đớn và niềm thương tiếc vô hạn của nhà thơ trước sự kiện Bác Hồ qua đời.

Nỗi đau xót ấy được diễn tả bằng những từ ngữ, hình ảnh thơ xúc động:

+ Khi nghe tin Bác đã mất, Tố Hữu tìm về ngôi nhà sàn thân yêu của Bác. Nhà thơ không thể đi bình thường nổi mà phải “lần” từng bước đi vì tác giả quá bàng hoàng, đau đớn, không thể tin vào sự thật là Bác đã mất.

+ Trước sự ra đi của Bác, không gian, thiên nhiên như hòa vào tâm trạng của con người: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Mọi sự vật xung quanh bỗng trở nên hoang vắng như mất hết linh hồn: vườn rau, gốc dừa ướt lạnh, gian phòng lặng yên, rèm không cuốn, chuông không reo, đèn không sáng. Đã không còn bóng dáng của Người dạo bước bên hồ vào mỗi sớm mai. Bởi vậy mà trái bưởi vàng kia, bông hoa nhài kia còn biết ngọt, tỏa mùi thơm cho ai nữa. Tất cả đều chìm sâu trong nỗi đau mất mát khôn tả.

+ Nỗi đau này quá lớn khiến nhà thơ không muốn tin đó là sự thật nên thảng thốt tự hỏi: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”

Câu 3:

Có một sự đối lập giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người: Lòng người đau xót, bên ngoài là những ngày thu đẹp trời, trời xanh, ánh nắng lung linh. Miền Nam ngập tràn niềm vui cùng hy vọng với những chiến thắng lẫy lừng. Nhân dân miền Nam đang mơ đến ngày đại thắng để được đón Bác vào thăm, mong được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của Người. Sự đối lập giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người gợi lên bao nỗi niềm về sự mất mát phi lý không thể chấp nhận được. Cuộc sống càng tươi đẹp bao nhiêu thì nỗi đau, nỗi xót xa trước sự ra đi của Bác.


Đề Đọc hiểu Bác ơi - Đề số 3

Ôi, phải chỉ lòng được thành thời 

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời 

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 

Bác sống như trời đất của ta 

Ôm cả non sông, mọi kiếp người. 

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau 

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu 

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ 

Cho hôm nay và cho mai sau... 

Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa 

Tự do cho mỗi đời nô lệ 

Sữa để em thơ, lụa tặng già

(Bác ơi! - Tố Hữu)

Câu 1: PTBĐ chính của đoạn thơ?

Câu 2: Đoạn thơ viết theo thể thơ gì?

Câu 3: Câu thơ “Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi” thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Em hiểu thế nào về câu thơ “Bác sống như trời đất của ta”?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2: Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do

Câu 3: Câu thơ “Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi” thuộc kiểu câu cảm thán.

Câu 4: Ý hiểu về câu thơ: “Bác sống như trời đất của ta”

“Trời đất của ta” hiện lên hình ảnh quê hương đất nước, xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn. Ca ngợi tầm vóc lớn lao, cao cả của Người. Đó chính là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ. Bác sống một cuộc đời hết lòng vì nước vì dân.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đề Đọc hiểu Bác ơi. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 01/06/2021 - Cập nhật : 12/11/2022