logo

Đề cương Ôn thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều | CTST | Kết nối tri thức (2022-2023)

Tổng hợp đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí 7 sách Cánh Diều - Kết nối tri thức - Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Toploigiai giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao!


Đề cương ôn tập học kì 1 - Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều


I. Giới hạn nội dung ôn tập

- Lịch sử: Ôn tập từ bài 1 đến bài 13

- Địa lí: Từ bài 5 đến bài 11

Các kiến thức trọng tâm cần nắm được

A. Địa lí 

1. Châu Á

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước, đặc điểm thiên nhiên, dân cư châu Á (khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản). 

- Xác định được các khu vực địa hình và các khoáng sản, các khu vực chính trị ở châu Á

- Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

2. Châu Phi 

- Nêu được vị trí địa lý, hình dạng, kích thước của châu Phi.

+ Phân tích một trong những đặc điểm tự nhiên của châu Phi: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước, khoáng sản

+ Phân tích được một trong những vấn đề môi trường trong việc sử dụng thiên nhiên ở Châu Phi: vấn đề săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...

+ Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và lịch sử châu Phi: dân số tăng nhanh; vấn đề đói kém; xung đột quân sự...

B. Lịch sử

- Kể lại những sự kiện chính về sự hình thành xã hội phong kiến ​​ở Tây Âu

- Nêu các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu những nét chính xác về hành trình của một số phát kiến ​​địa lý lớn trên thế giới

- Nêu những nét chính về sự cường thịnh của Trung Quốc dưới thời Đường

- Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Trình bày được quan niệm về sự ra đời của chân lý và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới các triều đại Gupta, Đêli và Mughal.

- Biết một số nét văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Campuchia.

- Nêu sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co.

- Nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa Vương quốc Lào.

- Nêu sự phát triển của vương quốc Lào dưới thời Lan Xang.

- Nêu những nét chính về thời Ngô

- Trình bày được việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước và sự thành lập nhà Đinh

- Nêu đời sống văn hoá xã hội thời Ngô Đình Tiền Lê

- Đánh giá hành động của Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử dân tộc.


II. Đề thi minh họa

A. Phần Địa lí

Câu 1. Quốc gia nào sau đây đông dân nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Nhật Bản.

D. Ấn Độ.

Câu 2. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới gió mùa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới hải dương.

Câu 3. Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy núi nào sau đây?

A. Sơn nguyên I-ran.

B. Sơn nguyên Đề-can.

C. Bán đảo Ấn Độ.

D. Dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 4. Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa

A. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

B. Chí tuyến Bắc và vòng cực Bắc.

C. Chí tuyến Nam và vòng cực Nam.

D. Chí tuyến Bắc đến gần xích đạo.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. Vùng rừng rậm xích đạo.

B. Hoang mạc Xa-ha-ra.

C. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. Phân cực Bắc châu Phi.

Câu 6. Ở môi trường địa trung hải có những cây trồng chủ yếu nào sau đây?

A. Chè, cà phê, cam, tiêu.

B. Cam, chanh, nho, chè.

C. Nho, ôliu, cam, chanh.

D. Nho, ôliu, cọ dầu, chè.

Câu 7. Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Nội địa và các đảo.

B. Bán bình nguyên.

C. Khu vực đồng bằng.

D. Cao nguyên badan.

Câu 8. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á không phân bố nhiều ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng Lưỡng Hà.

B. Bán đảo A-ráp.

C. Vùng vịnh Péc-xích.

D. Bán đảo tiểu Á.

Câu 9. Sông nào sau đây sâu nhất thế giới?

A. Ni-giê.

B. Nin.

C. Công-gô.

D. Dăm-be-dia.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị ở châu Phi?

A. Có khá nhiều thành phố.

B. Đô thị nhiều ở ven biển.

C. Tỉ lệ dân đô thị rất cao.

D. Đô thị hoá khá nhanh.

Câu 11. Cơ cấu dân số trẻ tạo thuận lợi nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á?

A. Thiếu lao động trong tương lai, vấn đề phúc lợi xã hội.

B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Thị trường tiêu thụ rộng, nâng cao chất lượng lao động.

D. Giải quyết vấn đề việc làm, chăm sóc ý tế và giáo dục.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên châu Phi?

A. Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

B. Có rất ít các núi cao và đồng bằng thấp.

C. Có nhiều khoáng sản kim loại quý hiếm.

D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh.

Câu 13. Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

- Địa hình: Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ. Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa quanh năm.

- Cảnh quan: thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,..

- Khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,...

B. Phần Lịch sử

Câu 1. Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

A. Đạo giáo. 

B. Phật giáo. 

C. Hin-đu giáo. 

C. Thiên chúa giáo.

Câu 2. Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là

A. Giay-a-vác-man II.

B. Riêm Kê.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Pha Ngừm.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?

A. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.

B. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.

C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.

D. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.

Câu 4. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. Sự trường tồn. 

B. Triệu voi. 

C. Niềm vui lớn. 

D. Triệu mùa xuân.

Câu 5. Quốc giáo của Vương quốc Lào thời Lan Xang là

A. Thiên Chúa giáo.

B. Đạo giáo.

C. Phật giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 6. Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.

B. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.

C. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.

D. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

A. Hoa Lư (Ninh Bình). 

B. Phong Châu (Phú Thọ). 

C. Phú Xuân (Huế).

D. Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?

A. Đinh Bộ Lĩnh. 

B. Lê Long Đĩnh.

C. Ngô Quyền.

D. Lê Hoàn.

Câu 9. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?

A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). 

B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).

Câu 10. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 11. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

Câu 13:

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Lời giải:

a.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.

b. Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.


Đề cương ôn tập học kì 1 - Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức


I. Giới hạn nội dung ôn tập

Lịch sử

- Ôn tập từ bài 1 đến bài 10 

Địa lí 

- Từ bài 1 đến bài 9


II. Đề thi minh họa

A. Phần Địa lí

Câu 1: Lãnh thổ châu Âu kéo dài

A. Từ khoảng 36°B đến 71°B.                         

B. Từ khoảng 36°N đến 71°N.

C. Từ khoảng 36'20B đến 34°51'B.                  

D. Từ vòng cực Bắc đến xích đạo.

Câu 2: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng

A. 10 triệu km2.              

B. 11 triệu km2.

C. 11,5 triệu km2.           

D. 12 triệu km2.

Câu 3: Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi đãy núi

A. Cac-pat.           

B.U-ran.           

C. An-pơ.           

D. Hi-ma-lay-a.

Câu 4: Khu vực địa hình nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu?

A. Đồng bằng           

B. Miền núi           

C. Núi già                      

D. Núi trẻ 

Câu 5: Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?

A. 1              

B. 2            

C. 3          

D. 4

Câu 5: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là

A. Cực và cận cực.         

B. Ôn đới.           

C. Cận nhiệt.        

D. Nhiệt đới.

Câu 6: Sông dài nhất châu Âu là

A. Von-ga.          

B. Đa-nuýp.           

C. Rai-nơ.              

D. En-bơ (Elbe).

Câu 7: Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?

A. Do càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển

B. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.

C. Cả hai đáp án trên đều sai

D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng Châu Âu?

A. Châu Âu Có diện tích nhỏ thứ ba thế giới.

B. Châu Âu có diện tích lớn thứ hai thế giới.

C. Châu Âu Có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

D. Châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Nam Cực.

Câu 9: Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?

A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.

B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió.

D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.

Câu 10: Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là

A. Trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.

B. Các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.

C. Ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.

D. Ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 11: Năm 2019, số dân châu Âu ( bao gồm số dân của Liên bang Nga thuộc phần châu Á) là:

A. 747,1 triệu người.                  

B. 748,6 triệu người.

C. 749,6 triệu người.                   

D. 750,6 triệu người.

Câu 12: Một trong những biểu hiện cơ cấu dân số già của châu Âu là

A. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 cao.                     

B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 cao và tăng.

C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 tăng nhanh.         

D. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 giảm mạnh.

Câu 13: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu

A. Thiếu hụt lực lượng lao động.              

B. Khó khăn trong việc giải quyết việc làm.

C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động.       

D. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 14: Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trong tổng số dân là

A. Dưới 73%.             

B. Trên 93 %.            

C. Dưới 63 %.                   

D. Trên 83 %.

Câu 15: Từ giữa thể kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số người di cư quốc tế

A. Lớn thứ hai thể giới.                  

B. Lớn nhất thế giới.

C. Lớn thứ tư thế giới.                    

D. Lớn thứ ba thế giới.

Câu 16: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là

A. Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan.                  

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.                              

D. Phần Lan, Thuy Sỹ, l-ta-li-a.

Câu 17: Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số dân từ10 triệu người trở lên?

A. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đirít.

B. Mát-xcơ-va, Pa-ri.

C. Bác-lin, Viên.

D. Rô-ma, A-ten.

Câu 18: Ý nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu?

A. Tỉ số giới nam nhiều hơn giới nữ.

B. Cơ cầu giới tính cân bằng giữa nam và nữ

C. Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.

D. Chênh lệch rất lớn trong cơ cầu giới tính.

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hoá ở châu Âu?

A. Đô thị hoá diễn ra sớm.

B. Mức độ đô thị hoácao.

C. Đô thị hoá đang mởrộng

D. Đô thị hoá không gắn với công nghệp hoá.

Câu 20: Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo được tính bền vững nhất?

A. Kiểm soát nguồn nước thải.                      

B. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.

C. Nâng cao nhận thức của người dân.          

D. Quản lí chất thải nhựa.

Câu 21: Để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, các quốc gia châu Âu đã áp đụng biện pháp nào sau đây?

A. Phát triển năng lượng tái tạo.                   

B. Phát triển nhà máy nhiệt điện.

C. Dỡ bỏ các nhà máy nhiệt điện.                 

D. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.

Câu 22: Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu

A. Đa dạng sinh học rừng và biển                 

B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn

C. Đa dạng sinh học sinh vật                         

D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển

Câu 23: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là

A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.

B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.

C. Tầng cường tái chế và tái sử đụng chất thải.

D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra mới trường.

Câu 24: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là

A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.

B. Đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.

C. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.

Câu 25: Trong các câu sau, câu nào sai?

A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.

C. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châuÂu.

Câu 26: Năm 2020, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên? 

A. 25.                   

B. 26.                        

C. 27.               

D. 28.

Câu 27: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là

A. Khối thị trường chung châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 28: Năm 2020, GDP của Liên minh châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ nhất.               

B. Thứ hai.             

C.Thứ ba.             

D. Thứ tư

Câu 29: Câu nào không đúng trong các câu sau ?

A. EU có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

B. EU được thành lập chính thức ngày 11 tháng 11 năm 1993.

C. EU đã thiết lập một thị trường kinh tế chung.

D. Năm 2020, Anh đã rời khỏi EU.

Câu 30: Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ

A. Có biên giới chung                  

B. Có cùng quốc tịch

C. Đồng tiền chung                     

D. Tất cả các ý trên.

Câu 31: So với các châu lục khác trên thể giới, châu Á có diện tích

A. Lớn thứ hai.              

B. Lớn nhất.           

C. Lớn thứ ba.           

D. Nhỏ nhất.

Câu 32: Lãnh thổ châu Á trải dài từ

A. Vòng cực Bắc đến vòng cực Nam.

B. Chỉ tuyến Bắc đến vòng cực Nam.

C. Vùng cực Bắc đến khoảng 10°N.

D. Vòng cực Bắc đến chí tuyên Nam.

Câu 33: Châu Á tiếp giáp với

A. Ba đại dương và ba châu lục.                

B. Ba đại dương và hai châu lục.

C. Hai đại dương và ba châu lục.               

D. Bốn đại dương và ba châu lục.

Câu 34: Phần đất liền của châu Á nằm

A. Hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

B. Gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

C. Hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

D. Gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Câu 35: Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?

A. Châu Âu và châu Phi.

B. Châu Đại Dương và châu Phi.

C. Châu Âu và châu Mỹ.

D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 36: Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là

A. Bắc Á, Nam Á, Tây Ả.

B. Đông Á, Đông Nam Ả, Nam Ả, Trung Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.

Câu 37: Châu Á có các đới khí hậu

A. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

B. Cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

C. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

D. Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo.

Câu 38: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương

Câu 39: Mạng lưới sông ngòi kém phát triển ở khu vực nào của châu Á?

A. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

B. Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á

C. Khu vực Bắc Á

D. Khu vực Bắc Á và Đông Nam Á

Câu 40: Thực vật điển hình của đới nóng ở châu Á là

A. Rừng lá rộng. 

B. Rừng lá kim. 

C. Hoang mạc.

D. Rừng nhiệt đới.

Câu 41: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a          

B. Côn Luân          

C. Thiên Sơn          

D. Cap-ca

Câu 42: Hồ nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Hồ Vich-to-ri-a.         

B. Hồ Ban-khát.          

C. Hồ A-ran.         

D. Hồ Bai-can.

Câu 43: Nhận định nào sau đây không đúng Châu Á

A. Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và trữ lượng lớn.

B. Khoáng sản có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia ở châu Á.

C. Một số khoáng sản ở châu Á có trữ lượng bậc nhất thế giới.

D. Hoạt động khai thác khoáng sản ở châu Á hiện đại và gắn với bảo vệ môi trường.

Câu 44: Nhận định nào sau đây không đúng Châu Á có hệ thống sông lớn

A. Châu Á có hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới.

B. Sông ngòi châu Á phân bố không đều.

C. Ở Tây Nam Á và Trung Á, sông có lượng nước lớn.

D. Ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, sông có lượng nước lớn.

Câu 45: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi

D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn

Câu 46: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 47: Quan sát hình dưới đây và nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Chọn đáp án đúng

A. Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 tăng so với năm 2005.

B. Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005.

C. Chất NO2 chiếm tỉ lệ % cao nhất so với các chất khí còn lại.

D. Chất NH3 chiếm tỉ lệ % thấp nhất so với các chất khi còn lại.

Câu 48: Biện pháp giúp giảm thiểu lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là

A. Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện

B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp

C. Xây dựng các khu phát thải ở các thành phố lớn

D. Sử dụng các phương tiện giao thông có sử dụng các nguyên liệu từ xăng dầu

Câu 49: Xem bảng số liệu 4.2 dưới đây và cho biết tỉ trọng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của EU và ba trung tâm kinh tế khác so với trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của thể giới năm 2019

Đề cương Ôn thi Học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều CTST Kết nối tri thức

A. Năm 2019, EU có tỉ trọng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu cao.

B. Tỉ trọng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của EU cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 50: Việc đưa đồng tiền chung châu Âu vào lưu thông không có tác dụng nào?

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung

B. Tăng thêm rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ

C. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU

D. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia

Câu 51: Tài nguyên khoáng sản phong phú mang đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế châu Á?

A. Cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản

B. Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...

C. Tốn kém khai thác, ảnh hưởng xấu môi trường

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 52: Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là

A. Chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đối khí hậu.

B. Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.

C. Có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.

D. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Câu 53: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Ôn đới lục địa                    

B. Ôn đới hải dương

C. Nhiệt đới gió mùa              

D. Nhiệt đới khô

Câu 54: Nguyên nhân nào sau đây khiến châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần?

A. Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo.

B. Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 55: Hãy cho biết những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu? Câu 2: Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc - Man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội Tây Âu?

Lời giải:

- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc - Man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã.

+ Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu.

Câu 56: Em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?Mối quan hệ của các giai cấp đó?

Lời giải:

- Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp quý tộc thị tộc người Giéc-man, Quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới, các tướng lĩnh quân sự…

- Nông nô được hình thành từ nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất.

Câu 57: Em hiểu thế nào là Lãnh địa phong kiến? trình bày những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?

Lời giải: 

Là vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được và nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình. (Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Châu Âu.)

- Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều : Sự đói khổ của nôngnô

- Phạm vi, quy mô lãnh địa : là một khu đất rộng lớn

- Trong lãnh địa có : lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ, dinh thự, có tường cao và có hệ thống hào nước bao quanh để ngăn chăn sự tấn công của quân đội các lãnh chúa khác, nhà ở của nông nô, nhà kho, chuồng trại…

Câu 58: Em hãy cho biết đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa là gì? Nêu nhận xét của em về nền kinh tế đó?

Lời giải: 

Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài. Câu 6 Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến? Mối quan hệ đó sẽ dẫn tới hệ quả gì?

Câu hỏi 59. Nêu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:

+ Năm 1487: B. Đi-a-xơ đến được mũi HảoVọng (mũi cực Nam châu Phi).

+ Năm 1492:C.Cô-lôm-bô đi về phía tây, vượt Đại Tầy Dương tìm ra châu lục mới (châuMỹ).

+ Năm 1497: V Ga-ma cũng đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ).

+ Từ năm 1519 đến năm 1522: Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Theo em, cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien- lăng quan trọng nhất. Vì đây là cuộc phát kiến địa lí có hành trình dài nhất ( 3 năm). Hành trình của Ph.Ma-gien- lăng và đoàn thuỷ thủ đã đi vào lịch sử loài người như là chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển, đi qua các đại dương như: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 60: Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới?

Lời giải:

- Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đát mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển

- Đem về cho châu Âu khối lượng vàng, bạc, nguyên liệu , thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển

- Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm , cướp bóc thuộc địa…

B. Phần Lịch sử

Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu

A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.

B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.

C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở TâyÂu.

D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.

Câu 2: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.                              

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.                   

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 4: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?

A. Sản xuất bị đình trệ.

B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.

C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.

D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Câu 5: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị trung đại.                

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Pháo đài quân sự.                    

D. Nhà thờ giáo hội.

Câu 6: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là

A. Trang trại.       

B. Lãnh địa.       

C. Phường hội.                      

D. Thành thị. 

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến? 

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 8: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 9: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

A. Đường bộ.       

B. Đường biển.      

C. Đường hàng không.    

D. Đường sông.

Câu 10: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?

A. Mĩ, Anh                          

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Ý, Bồ Đào Nha               

D. Anh, Pháp

Câu 12: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

A. Đi sang hướng đông.                   

B. Đi về phía tây.

C. Đi xuống hướng nam.                 

D. Ngược lên hướng bắc.

Câu 13: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là

A. B. Đi-a-xơ.      

B. C. Cô-lôm-bô.     

C. V. Ga-ma.      

D. Ph. Ma-gien-lăng.

Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Tăng lữ, quý tộc.                          

B. Nông dân, quý tộc.

C. Thương nhân, quý tộc.               

D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc

Câu 15: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Quý tộc và công nhân làm thuê.               

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.             

D. Quý tộc và thương nhân. 

Câu 16: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là

A. B. Đi-a-xơ.    

B. C. Cô-lôm-bô.      

C. V. Ga-ma.     

D. Ph. Ma-gien-lăng.

Câu 17: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?

A. Lãnh chúa và nông nô           

B. Địa chủ và nông dân tá điền

C. Tư sản và vô sản                 

D. Quý tộc và công nhân

Câu 18: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là

A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.

B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.

C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.

D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.

Câu 19: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.        

B. Thiên Chúa giáo.         

C. Phật giáo.       

D. Ấn Độ giáo.

Câu 20: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Pháp.          

B. Anh.        

C. l-ta-li-a.             

D. Đức.

Câu 21: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?

A. Đức.       

B. Thụy Sĩ.      

C. Italia.         

D. Pháp.

Câu 22: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

C. Đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo.

D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.

Câu 23: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là

A. Chiến tranh nông dân Đức.                

B. Chiến tranh nông dân Áo.

C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.             

D. Chiến tranh nông dân Pháp.

Câu 24: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là

A. “Những người vĩ đại”.                    

B. “Những nhà khai sáng”.

C. “Những người xuất chúng”.            

D. “Những người khổng lồ”.

Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.

C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.

D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.

Câu 26: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?

A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).          

B. Thành phố Luân Đôn (Anh).

C. Thành phố Pa-ri (Pháp).                        

D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).

Câu 27: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là

A. Sếch-xpia.         

B. Ga-li-lê.      

C. Xéc-van-téc.                               

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Câu 28: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

A. Nhà Hán.       

B. Nhà Đường.        

C. Nhà Nguyên.        

D. Nhà Thanh.

Câu 29: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ.

B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.

C. Không có gì thay đổi so với trước đó.

D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

Câu 30: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. Công điền.        

B. Tịch điển.       

C. Quân điền.         

D. Doanh điền.

Câu 31: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là

A. Minh.        

B. Nguyên.         

C. Mãn Thanh.             

D. Tống.

Câu 32: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

A. Tô Châu.           

B. Tùng Giang.         

C. Quảng Châu.      

D. Thượng Hải.

Câu 33: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là

A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.

B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công.

C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển.

Câu 34: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo.       

B. Nho giáo.       

C. Thiên Chúa giáo.      

D. Hồi giáo.

Câu 35: Phật giáo được thịnh hành nhất dưới thời

A. Đường.         

B. Tống.           

C. Minh.            

D. Thanh.

Câu 36: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?

A. Hán Vũ Đế                   

B. Tần Thủy Hoàng.

C. Tần Nhị Thế                 

D. Chu Nguyên Chương

Câu 37: Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?

A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.

Câu 38: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

A. 2 500 năm TCN.                  

B. 1 500 năm TCN.

C. Cuối thế kỉ III TCN.             

D. Đầu thế kỉ IV.

Câu 39: Nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao thông qua biểu hiện nào?

A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.

B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.

C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.

D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.

Câu 40: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là

A. Lâu đài Đỏ.                               

B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Chùa hang A-gian-ta.              

D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 41: Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều

A. Gúp-ta.      

B. Đê-li.        

C. Mô-gôn.           

D.Hác-sa.

Câu 42: Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào

A. Giữa thế kỉ XVIII.                 

B. Cuối thế kỉ XVII.

C. Giữa thế kỉ XIX.                  

D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 43: Các công trình kiến trúc như: Đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của

A. Tôn giáo.                             

B. Văn học.

C. Văn hóa Trung Quốc.           

D. Văn hóa phương Tây.

Câu 44: Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì

A. Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.

B. Xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. Nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tỉnh xảo được xây dựng.

D. Hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

Câu 45: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triêu Đê-li và Mô-gôn đó là

A. Đều do người Hồi giáo lập nên.

B. Đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.

C. Đều do người Mông Cổ thống trị.

D. Đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên. 

Câu 46: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Anh           

B. Pháp            

C. Tây Ban Nha             

D. Hà Lan.

Câu 47: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?

A. Đại bảo tháp San-chi.                 

B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Chùa hang A-gian-ta.                 

D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 48: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

B. Tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.

C. Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 49: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

A. Vương triều Gúp-ta.                

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.                 

D. Vương triều Hác-sa

Câu 50: Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?

A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.

B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của ẤnĐộ.

D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 51: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc quyền, đặc lợi cho quý tộc gốc Mông Cổ.

C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.


Đề cương ôn tập học kì 1 - Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo


I. Giới hạn nội dung ôn tập

A. Phần Lịch sử

1. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Nêu những nét chính về sự cường thịnh của Trung Quốc dưới thời Đường

- Nêu sự phát triển kinh tế thời Minh

- Giới thiệu được các bộ phận chính của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, lịch sử, kiến trúc,...)

- Nhận xét các thành phần chính của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, lịch sử, kiến trúc,...)

- Liên hệ được một số thành phần chính của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, lịch sử, kiến trúc,...)

2. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

- Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Trình bày được quan niệm về sự ra đời của chân lý và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới các đế quốc Gupta, Đêli và Mughal.

- Nêu được quá trình hình thành và phát triển của các đế quốc Gupta, Đêli và Môgôn.

- Giới thiệu một số thành phần tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX

- Nhận xét một số thành phần tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX

3. Khái quát về Đông Nam Á từ sau nửa thế kỉ X đến tk XVI

- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

- Nêu được những yếu tố văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI.

- Nhận xét những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

B. Phần Địa lí

1. Châu Âu

- Nêu được vị trí địa lý, hình dạng, kích thước của Châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm tự nhiên của châu Á: Địa hình; khí hậu

- Nêu được ý nghĩa của các đặc điểm tự nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

2. Châu Á

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu

- Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn do thiên nhiên châu Á mang lại.

3. Châu Phi 

- Đặc điểm tự nhiên châu Phi.

- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.

- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

- Giải thích đặc điểm nổi bật về khí hậu Châu Phi


II. Đề thi minh họa

A. Phần Địa lí

Câu 1. Ở châu Á đạo Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở Tây Nam Á có nhiều dầu mỏ nhất?

A. A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

B. Y-ê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

C. A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, Ca-ta.

D. A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri.

Câu 3. Lượng mưa trung bình năm của khu vực Tây Nam Á là

A. 100 - 200 mm/năm.

B. 300 - 400 mm/năm.

C. 400 - 500 mm/năm.

D. 200 - 300mm/năm.

Câu 4. Bán đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. A-rap.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 5. Các quốc gia có số dân trên 100 triệu người ở châu Phi là

A. An-giê-ri và Ai Cập.

B. Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a.

C. Dăm-bi-a và Công-gô.

D. Ni-giê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Nhiều quốc gia châu Phi nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

A. Ca cao.

B. Cà phê.

C. Dầu cọ.

D. Lúa gạo.

Câu 7. Các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á là

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Đạo giáo.

B. Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo, Nho giáo, Ki-tô giáo và Thần đạo.

D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước.

B. Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.

C. Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

D. Nhiều sông nhỏ, nguồn nước ngầm và biển lớn.

Câu 9. Các di sản lịch sử về khía cạnh nào sau đây thường được WHO công nhận ở châu Phi?

A. Văn hóa, điêu khắc và kiến trúc.

B. Điêu khắc, khảo cổ và xã hội.

C. Kinh tế, kiến trúc và khảo cổ học.

D. Kiến trúc, điêu khắc và khảo cổ.

Câu 10. Ở môi trường nhiệt đới của châu Phi phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Điện tử, tin học.

B. Khai khoáng.

C. Luyện kim màu.

D. Chế biến gạo.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về tự nhiên khu vực Trung Á?

A. Khí hậu của Trung Á khô hạn, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

B. Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển và giàu khoáng sản.

C. Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý.

D. Khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan hoang mạc, rừng tai-ga.

Câu 12. Mưa rất ít ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp do tác động chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Dòng biển lạnh.

B. Khí áp và frông.

C. Các khối khí lạnh.

D. Vị trí và giới hạn.

Câu 13: Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á.

Lời giải:

- Địa hình: Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: có khí hậu khô hạn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 - 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 450C. Mùa đông khô và lạnh.

- Cảnh quan: phía tây bắc của khu vực có thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.

- Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sông Tigrơ và sông Ơ-phrát.

- Khoáng sản: khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á.

B. Phần Lịch sử

Câu 1. Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.

B. Sử thi Đăm-săn.

C. Sử thi Riêm Kê.

D. Sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.

D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4. Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ

A. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Câu 5. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

A. Thạt Luổng.

B. Đền Bay-on.

C. Phra Keo.

D. Vát Xiềng Thong.

Câu 6. “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.

D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Lê Hoàn.

Câu 8. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Câu 9. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 10. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

Câu 13. Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

  Thời Ngô Thời Đinh – Tiền Lê
Kinh đô    
Triều đình trung ương    
Chính quyền địa phương    

Lời giải:

  Thời Ngô Thời Đinh – Tiền Lê
Kinh đô Cổ Loa (Hà Nội Hoa Lư (Ninh Bình)
Triều đình trung ương Dưới vua là các quan văn, quan võ Dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.
Chính quyền địa phương Đất nước được chia thành các châu Đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã.

- Nhận xét

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.

+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.

icon-date
Xuất bản : 03/12/2022 - Cập nhật : 03/07/2023