logo

Đề cương Ôn thi Học kì 1 GDCD 7 Cánh Diều | CTST | Kết nối tri thức (2022 - 2023)

Tổng hợp đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 sách Cánh Diều - Kết nối tri thức - Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Toploigiai giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao!


I. Giới hạn nội dung ôn tập

1. Tự hào về truyền thống quê hương

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của từng vùng, từng địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- Nêu một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của quê hương.

- Biết phê phán những hành động trái với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết làm những công việc phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.

2. Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu khái niệm di sản văn hóa và một số loại hình di sản văn hóa của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Nêu những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Nhận thức trách nhiệm của học sinh trong nhiệm vụ giữ gìn di sản văn hóa.

- Nêu các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và biện pháp đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Thực hiện một số công việc phù hợp với trẻ để góp phần bảo vệ di sản văn hóa.

3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu một số việc cần làm để biết quan tâm, thông cảm và chia sẻ với người khác.

- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau.

- Thường xuyên có lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông với mọi người.

- Động viên, khuyến khích bạn bè biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với người khác

- Phê phán những hành động chưa thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông.


II. Đề thi minh họa


Đề số 1

Câu 1: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. định kiến.

B. thời gian.

C. quan niệm.

D. lối sống.

Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Cần cù.

D. Trung thực.

Câu 3: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội.

B. Ninh Bình.

C. Thái Bình.

D. Hưng Yên.

Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. Thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Địa phương này sang địa phương khác.

C. Đất nước này sang đất nước khác.

D. Người vùng này sang người vùng khác.

Câu 5: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Lao động cần cù.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 7: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái.

B. Dũng cảm.

C. Cần cù lao động.

D. Hiếu học.

Câu 8: Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện

A. Có ý thức phát huy nghề truyền thống.

B. Không có ý thức phát huy nghề truyền thống.

C. Lối sống theo hướng hiện đại.

D. Tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 9. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.

C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 10: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:

A. di tích lịch sử - văn hóa

B. di sản văn hóa vậtthể

C. di sản văn hóa phi vật thể

D. danh lam thắng cảnh

Câu 11: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

A. Bảo vật quốc gia

B. Di sản văn hóa phi vật thể

C. Di sản thiên nhiên

D. Di tích lịch sử - văn hóa

Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 14. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 15: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 16: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

A. Phú Thọ

B. Thừa Thiên Huế

C. Quảng Bình

D. Quảng Nam

Câu 17. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cầm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 18. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cầm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Ganh ghét, để kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 20. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng.

B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

C. Nhường cơm, sẻ áo.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 21. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.

C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.

D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.


Đề số 2

Câu 1: Dân tộc ta có các truyền thống tốt đẹp nào sau đây?

A. Truyền thống hiếu học.                             

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.                         

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Ganh ghét, để kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 3: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bà.

Câu 4: Giữ chữ tín là?

A. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

B. Tôn trọng mọi người.

C. Yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 5: Biểu hiện của người giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.

B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 6: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên?

A. Dũng cảm.

B. Giữ chữ tín.

C. Tích cực học tập.

D. Tiết kiệm.

Câu 7: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 8: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Một trong những biến pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là?

A. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.

C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.

D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 11: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.

B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 12: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.

Câu 13:

a. Theo em giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào?

b. Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”

Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao? 

Lời giải:

a. HS chỉ ra được ý nghĩa của giữ chữ tín:

- Giữ chữ tín giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công trong công việc và cuộc sống.

- Giữ chữ tín làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

b. Bạn T là người không biết giữ chữ tín vì đã hứa sẽ trả bạn sau 1 tuần nhưng lại không trả đúng hẹn vì lí do cá nhân. Bạn T không biết coi trọng lời hứa và lòng tin của mọi người với mình.

Câu 14:

Cho tình huống: Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tường, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H trong tình huống trên? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá?

b. Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, viết một bài giới thiệu ngắn về một di sản văn hoá của Việt Nam.

Lời giải:

a. Nhận xét về việc làm của H:

- Nêu được nhận xét phù hợp về hành động của bạn H khắc tên lên di tích lịch sử nơi tham quan. 

- Giải thích được lí do cho nhận xét:

Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

HS đưa ra được những việc làm tích cực để bảo tồn di sản văn hóa.

b. HS đóng vai là 1 hướng dẫn viên du lịch viết một bài giới thiệu ngắn tầm câu 7 – 10 dòng giới thiệu về một di sản văn hoá của dân tộc.

Câu 15:

Cho tình huống:

          Gần đây, A nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt làm bạn thấy hoang mang, lo sợ, mất tập trung vào việc học tập. Hàng trăm câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Họ nhắn tin cho mình với mục đích gì?”, “Tại sao họ lại biết tên trường và lớp học của mình?”,... khiến cho A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến trường.

a. Theo em, nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiện trên là gì? Nếu bạn A tiếp tục hoang mang, lo sợ như vậy có thể dẫn đến hậu quả gì? 

b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn cách để không hoang mang, lo sợ và mất tập trung vào học tập?


Đề số 3

Câu 1. Món ăn nào không phải món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam? 

A. Bún bò Huế.

B. Phở Hà Nội.

C. Kim Chi.

D. Bánh chưng, bánh dày.

Câu 2: Nội dung dưới đây thuộc Điều bao nhiêu trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi bổ sung năm 2009)?

“... Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;...”

A. Điều 11.                                                     

B. Điều 13

C. Điều 12.                                                      

D. Điều 14

Câu 3: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.                                 

B. Di tích lịch sử.

C. Di sản văn hóa phi vật thể.                           

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 4: Thành cổ Quảng Trị thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.                                 

B. Di tích lịch sử.

C. Di sản văn hóa phi vật thể.                           

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Chê bai phong tục tập quán thời xưa của dân làng.   

B. Chê bai người quét rác.

C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.              

D. Coi thường việc làm chân tay.

Câu 6. Di sản văn hoá là

A. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

B. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 7. Món ăn nào không phải món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam? 

A. Bún bò Huế.

B. Phở Hà Nội.

C. Đậu phụ Tứ Xuyên.

D. Bánh chưng, bánh dày.

Câu 8: Nội dung dưới đây thuộc Điều bao nhiêu trong Luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi bổ sung năm 2009)

“...Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;...”

A. Điều 13.                                                      

B. Điều 15

C. Điều 14.                                                      

D. Điều 16

Câu 9: Áo dài thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.                                 

B. Di sản văn hóa phi vật thể.     

C. Di tích lịch sử.                      

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.                                 

B. Di sản văn hóa phi vật thể.      

C. Di tích lịch sử.                     

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 11. Hành động nào là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?

A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.

B. Bắt nạt bạn cùng lớp.

C. Chế giễu các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn

Câu 12: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 14. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai?

A.  Chỉ các bạn trong lớp

B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta

C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích.

D. Chỉ các bạn cùng giới.

Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây trái  với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.

C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.

Câu 16: Em hãy cho biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

Lời giải:

- Truyền thống tốt đẹp của quê hương: là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 17: Em hãy đọc 2 câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

1. Lá lành đùm lá rách. 

2. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên?

Lời giải:

1. Câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người... (HS trình bày theo ý hiểu)

2/ Câu tục ngữ: Một miếng khi đói bằng một gói khi no nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi ai đó gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì người gặp hoạn nạn sẽ rất quý trọng và biết ơn người đã giúp mình... (HS trình bày theo ý hiểu)

Câu 18: Cho tình huống:

Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ, ... gây mất mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá, ... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, ... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?

b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ? 

Lời giải:

a.

Em không đồng ý với những việc làm trên.

Vì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào là một di sản văn hóa của đất nước. Những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên trên nhiều công trình của khu di tích là hành vi gây mất mĩ quan, phá hoại, xâm hại đến di sản văn hóa…

b

Nếu bắt gặp những người đang viết, vẽ như vậy em sẽ giải thích cho  họ hành vi của họ là sai trái, đang xâm hại đến di sản văn hóa; em sẽ khuyên họ  cần biết bảo vệ di sản văn hóa, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ  niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm ...

Câu 19: Nêu một số biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa?

Lời giải:

- Biện pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:

+ Giữ gìn vệ sinh, không viết, vẽ vào di tích.

+ Tham gia dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây ở khu di tích.

+ Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích cho bạn bè và mọi   người.

+ Hưởng ứng, tham gia các lễ hội.

+ Phê phán, tố cáo những hành vi không bảo vệ di sản văn hóa.

icon-date
Xuất bản : 05/12/2022 - Cập nhật : 03/07/2023