Câu hỏi: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông) (Bài Cha sẽ luôn ở bên con)
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
Lời giải
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
- Vì sao người cha lại kiên trì tìm kiếm con mình như vậy?
- Mọi người đã làm gì khi người cha muốn tìm con trai?
- Mọi người có giúp đỡ người cha không?
- Những người can ngăn đã nghĩ gì về hành động của người cha?
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mái ấm gia đình
Bổ sung kiến thức về câu hỏi
Câu hỏi là gì?
Câu hỏi là dạng câu nghi vấn dùng mà chúng ta vẫn dùng để thắc mắc về những điều bản thân chưa biết. Chúng ta thường đặt câu hỏi cho người khác, nhưng đôi khi chúng ta cũng đặt câu hỏi cho chính mình. Câu hỏi thường xuất hiện các từ nghi vấn như: “Ai”, “gì”, “nào”, “sao”, “không”… và cuối câu bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Chức năng
- Chức năng chính dùng để hỏi
Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời
- Chức năng dùng để cầu khiến
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (được không)
- Chức năng dùng để khẳng định
-> Câu nghi vấn có chức năng khẳng định (thường không có câu trả lời):
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn dùng để khẳng định (ai, không)
- Chức năng dùng để phủ định
-> Câu nghi vấn có chức năng phủ định (thường không có hoặc có câu trả lời):
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn dùng để phủ định (sao, thế)
- Chức năng dùng để đe doạ
-> Câu nghi vấn có chức năng đe dọa (thường không có câu trả lời):
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (không)
- Chức năng dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-> Câu nghi vấn có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc (thường không có câu trả lời):
Đặc điểm hình thức: Có dấu (?) cuối câu, từ nghi vấn (sao, thế)