logo

Đặt câu với từ "Kén" đồng âm


Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là những từ thường có hình thức giống nhau về mặt ngữ âm. Về cách viết và cách đọc sẽ giống nhau nhưng về ý nghĩa thì lại khác biệt hoàn toàn. Chẳng hạn: Cả từ “Chân thật” và “Chân ghế” lại có âm giống nhau nhưng về nghĩa thì một từ chỉ về đức tính con người, từ còn lại thì mang nghĩa của bộ phận chiếc ghế.

 Các từ đồng âm là từ thuần Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ có nhiều nghĩa vì cấu tạo từ và âm là như nhau. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm, cần đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.

Thông thường, người ta dùng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ. Từ việc dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, thu hút và đem lại sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.

>>> Tham khảo: Đặt câu với từ đồng âm "Giá"


Cách sử dụng từ đồng âm

Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Ví dụ 1: Nếu tách câu "Đem cá về kho!" khỏi ngữ cảnh thì ta có thể hiểu theo hai nghĩa sau:

- Nghĩa thứ nhất: Đem cá về nấu thành thức ăn

- Nghĩa thứ hai: Đem cá về cất trong nhà kho

Vì vậy, để tránh hiểu sai nghĩa của từ, ta phải chú ý đến ngữ cảnh. Ta có thể thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:

- Đem cá về kho tộ nhé!

- Đem cá về nhập kho ngay nhé!

Ví dụ 2: Đặt câu với từ đồng âm: kén

- Con tằm đang làm kén.

- Cô Hoa là người kén chọn chồng.

- Cái mương náy có rất nhiều kén sán.

- Nhà đấy đang kén rể cho cô con gái.

- Chị Mai là người kén ăn.

- Con sâu đang đến thì làm kén.

Đặt câu với từ kén đồng âm

Trong tiếng Việt, từ đồng âm có giá trị tu từ học rất lớn. Các nhà văn, nhà thơ thường sử dụng từ đồng âm để tạo thành những phép tu từ đạt hiệu quả cao (nghệ thuật “Chơi chữ”).

Ví dụ 3: "Ruồi đậu trên mâm xôi đậu".

- Từ “đậu” trong “ruồi đậu” là động từ, chỉ hành động con ruồi bám trên một vật thể nào đó.

- Từ “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ, chỉ một loại đỗ.

>>> Tham khảo: Đặt câu với từ đồng âm "Chiếu"


Đặt câu với từ "Kén" đồng âm

- Con tằm đang làm kén.

- Cô Hoa là người kén chọn chồng.

- Cái mương náy có rất nhiều kén sán.

- Nhà đấy đang kén rể cho cô con gái.

- Chị Mai là người kén ăn.

- Con sâu đang đến thì làm kén.

- Bạn ấy đã ế rồi còn kén chọn.

- Kén chọn chỉ cho bạn không nhận lại được gì.

- Kén là chiếc vỏ bọc bên ngoài của con tằm

- Ở trong cơ thế con trâu, có rất nhiều những kén sán.

- Sao bác kén chọn thế?

- Chị kén chọn quá rồi đấy!

- Những con tằm đã bắt đầu đóng kén

- Cái kén tằm trông trắng quá!

- Kén tằm có màu trắng đục.

- Vì kén chồng nên chị tôi giờ vẫn ế.

- Con tằm này đang làm kén.

- Em tôi là người kén ăn.

- Kén ăn là một bệnh.

- Bác hàng xóm đang kén rể cho con.

- Con tằm có quá trình nhả kén.

---------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn đặt câu với từ "Kén"đồng âm. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm kiến thức về từ đồng âm rất chi tiết và ví dụ minh họa. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 20/11/2022