logo

Đặt câu với từ đi theo nghĩa chuyển

Trong Tiếng Việt, ngữ pháp rất đa dạng và phong phú nhờ đó mà mỗi câu từ Tiếng Việt hiện lên muôn màu, muôn vẻ mang ý nghĩa cả về âm thanh và hình ảnh, đặc biệt có hai nghĩa chính là nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Đặt câu với từ đi theo nghĩa chuyển hay và chính xác nhất.


Đặt câu với từ đi theo nghĩa chuyển

1. Cụ bà đã đi từ hôm qua rồi.

2. Em thích nhất là đi giày búp bê.

3. Chú Minh đã ra đi trong thương tiếc của gia đình

4. Anh đi ô tô còn em đi xe đạp

5. Ca nô đi nhanh hơn thuyền

6. Bi đã đến tuổi đi học

7. Đi máy bay rất vui

8. Đi đến nơi về đến chốn

9. Xe đi chậm rì

10. Lan đã quay mặt đi khi nhìn thấy mẹ

11. Ông cụ cố chờ cháu trai về rồi mới đi

12. Chúng mình đi chơi đi

13. Cứ cho là thế đi thì đã sao?

14. Minh đã quay đi không nói lời nào.

15. Thật tệ nếu anh ấy rời đi.

Đặt câu với từ đi theo nghĩa chuyển

Nghĩa của từ “đi” là gì?

Đi là một động từ, chỉ hoạt động thường xuyên của con người. Ai cũng đi, ngày nào cũng đi. Bởi vậy, động từ “đi” trong mọi ngôn ngữ đều là một từ cơ bản. Qua thời gian, động từ đi trong tiếng Việt được mở rộng dần cả về từ loại lẫn ngữ nghĩa. Nó có nhiều nghĩa và cách dùng rất phức tạp. Trong Từ điển tiếng Việt 1992 của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), đi thuộc 3 loại từ khác nhau: động từ, phụ từ, trợ từ. Động từ đi có 18 nghĩa, trợ từ đi có 4 nghĩa. Và có hơn 40 tổ hợp “đi + X”.

Đi - (người, động vật) tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp

+ Bé đang tập đi

+ Chân đi chữ bát

+ Ngựa đi nước kiệu

Đi - (người) di chuyển đến nơi khác, không kể bằng cách gì, phương tiện gì

+ Đi chợ

+ Đi máy bay

+ Đi du lịch

+ Đi đến nơi về đến chốn

+ Chết (lối nói kiêng tránh)

+ Ông cụ như cố chờ con trai về rồi mới đi

Đi - đồng nghĩa: về. Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc nào đó

+ Đi ngủ

+ Đi chợ

+ Đi bộ đội

Đi - (phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt

+ Xe đi chậm rì rì

+ Ca nô đi nhanh hơn thuyền

Đi - Đồng nghĩa: chạy. Từ biểu thị hướng của hoạt động dẫn đến sự thay đổi vị trí

+ Quay mặt đi

+ Nhìn đi chỗ khác


Từ đồng nghĩa với từ "đi"

Từ đồng nghĩa là một khái niệm khá quen thuộc đối với học sinh cũng như các bậc cha mẹ. Nhưng để hiểu theo một cách đầy đủ nhất thì từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc chỉ gần giống nhau. Ở một vài trường hợp, từ đồng nghĩa còn có thể thay thế hoàn toàn cho nhau tuy nhiên cần phải cân nhắc về sắc thái biểu cảm.

- Từ đồng nghĩa với từ đi: về, chạy,…


Thành ngữ, tục ngữ có chứa từ "đi"

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

- Sai một li, đi một dặm

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

- Học khôn đi lính, học tính đi buôn

- Học đi đôi với hành.

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

- Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.

- Vô nghệ đi hát, mạt nghệ đi câu.

- Đời cha đi hái hoa người,

Đời con phải trả nợ đời thay cha.

- Đói thì đầu gối phải bò,

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

- Em ơi, anh dặn em này,

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi.

- Nắng mưa thì tốt lúc vườn,

Nắng đi năng lại coi thường nhau đi.

- Non cao cũng có đường trèo,

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

- Thương ai thương cả đường đi,

Ghét ai ghét cả tông ty họ hàng.

>>> Tham khảo: Đặt câu với từ lưng mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển

 

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách Đặt câu với từ đi theo nghĩa chuyển. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023