logo

Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian

Câu trả lời chính xác nhất:

Ví dụ về đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian:

- Vào ngày mai, chúng tôi có bài kiểm tra Toán.

- Buổi chiều , từng đàn cò trắng phau phau bay theo đàn trên cánh đồng lúa .

- Sáng mai, chúng mình đi học.

- Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.

- Hôm qua, bạn An bị điểm kém.

- Mọi ngày bây giờ tôi đã cày được ba sào ruộng rồi.

- Trước đêm vào lớp một, tâm trạng tôi bồn chồn, lo lắng một điều gì đó thật khó tả.

- Lúc ở sân chơi, tôi đã thấy bạn Chi học cùng lớp.

- Trước ngày tôi về quê ngoại, tôi đã nhờ mẹ mua giỏ trái cây biếu ông bà.

- Lúc đến nơi, tôi thấy quê mình đổi mới rất nhiều.

- Lúc tiếng trống trường vừa vang lên, mọi người đều ùa ra như tổ ong vỡ.

Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? Để hiểu rõ hơn về cách đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,….

Có nhiều cách hiểu khác nhau về trạng ngữ, có người cho rằng đó là “Tập hợp các điều kiện cho tất cả các chức năng cú pháp với sự nhận thức và các nghĩa khác nhau, đặc điểm của trạng ngữ một hành động nói hoặc phát biểu một vấn đề với các mong muốn thời gian, nơi chốn, loại, cách thức,…” Có quan điểm cho rằng: “trạng ngữ là những cụm từ thuộc cấu trúc câu với ba chức năng chính: bổ sung những thông tin về tình huống cho sự tình được nêu trong câu; biểu đạt phương thức, tư thế của người nói/ người viết trong câu; hoặc nối kết câu (hoặc một số bộ phận thuộc câu) với những bộ phận cấu thành khác thuộc văn bản”.

Hiện nay, có hai quan niệm chính về trạng ngữ như sau:(1)coi trạng ngữ là thành phần phụ của câu có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu và (2) coi trạng ngữ là thành

phần phụ mở rộng tự do của vị ngữ hay vị từ. Trạng ngữ có thể chỉ là một từ hoặc cũng có thể là một cụm từ.

Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là Trạng ngữ 1

Trên các con phố là Trạng ngữ 2

>>> Xem thêm: Trạng ngữ là gì?

Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian

2. Các loại trạng ngữ

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim /đang bắt sâu – Trạng ngữ là “Trên cây”

– Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? …

Ví dụ: 

+ Mùa xuân, chúng em /trồng cây – Trạng ngữ là “Mùa xuân”

+ Cuối năm học, chúng em/ tổ chức liên hoan – Trạng ngữ là “Cuối năm học”

+ Sáu giờ rưỡi, em và bạn/ đến trường – Trạng ngữ là “Sáu giờ rưỡi”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu ? Tại sao?

Ví dụ:

+ Vì mưa, nhà em/ không phơi được quần áo – Trạng ngữ là “Vì mưa”

+ Nhờ chăm học, Tuấn /đạt học sinh xuất sắc- Trạng ngữ là “Nhờ chăm học”

+ Tại nó, tôi/ bị mắng oan – Trạng ngữ là “Tại nó”

– Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? …

Ví dụ: Để đạt học sinh xuất sắc, Bạn Hà/ cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”

– Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, cô giáo/ khuyên chúng em cố gắng học tập – Trạng ngữ là “Bằng một giọng chân tình”.

>>> Xem thêm: Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân


3. Ý nghĩa và chức năng của trạng ngữ

Công dụng:

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.

Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức... để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..

- Đặt câu : Hôm qua, trời mưa rất lớn.

Trạng ngữ được dùng trong câu trên là hôm qua, có tác dụng xác định thời gian.

Ý nghĩa của trạng ngữ:

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ

thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức... để biểu thị các ý nghĩa tình huống:

thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, ...

- Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 30/07/2022 - Cập nhật : 30/11/2022