logo

Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích

Các thành phần phụ của câu cũng có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho ý nghĩa chính của câu được nổi bật. Trạng ngữ cũng là một thành phần phụ của câu bổ nghĩa cho cả cụm chủ ngữ vị ngữ trung tâm. Vậy trạng ngữ là gì? Có mấy loại trạng ngữ trong câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích như thế nào? Cùng Toploigiai tìm hiểu về trạng ngữ qua bài viết dưới đây!


1. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

+Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

>>> Xem thêm: Đặt câu có hai trạng ngữ


2. Trạng ngữ chỉ mục đích?

Có nhiều loại trạng ngữ khác nhau trong câu. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại trạng ngữ là trạng ngữ chỉ mục đích.

- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

>>> Xem thêm: Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian


3. Đặt câu cho trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ 1: Muốn đạt học sinh giỏi, Hoa phải chăm chỉ học tập. Ở đây trạng ngữ chỉ mục đích là “Muốn đạt học sinh giỏi”

Ví dụ 2: Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng liền tìm cách hái chúng. Nhưng loay hoay mãi, cáo ta vẫn không với được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, Cáo bèn nói:

- Nho còn xanh lắm.

TRUYỆN NGỤ NGÔN Ê-DỐP

Trạng ngữ chỉ mục đích trong câu là: Để dẹp nỗi bực mình trong mẩu chuyện “Con cáo và chùm nho” trả lời cho câu hỏi: Nhằm mục đích gì? Để làm gì?

Ví dụ 3: Tìm trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống:

a. ....., xã em vừa đào một con mương.

b. ........., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c. .........., em phải năng tập thể dục.

Trả lời:

a. Để có đủ nước phục vụ nông nghiệp, xã em vừa đào một con mương.

b. Để trở thành các cháu ngoan của Bác Hồ, chúng em quyết học tập và rèn luyện thật tốt.

c. Muốn có một cơ thể cường tráng, em phải năng tập thể dục..

----------------------------------

Như vậy, từ nội dung trên chúng mình đã giúp các bạn tìm hiểu về ý nghĩa và khái niệm của trạng từ chỉ mục đích và cách đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

icon-date
Xuất bản : 18/08/2022 - Cập nhật : 18/08/2022