logo

Đặt câu có hình ảnh nhân hoá về con mèo

Nhân hóa là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Dưới đây là bài viết hướng dẫn đặt câu có hình ảnh nhân hoá về con mèo, mời các bạn cùng theo dõi!


Đặt câu có hình ảnh nhân hoá về con mèo

Trả lời:

- Anh mèo mướp nhà em có đôi ria mép trông thật oai.

- Nhà bác hàng xóm có một chị mèo trắng duyên dáng.

- Cậu mèo mướp có đôi mắt sắc lạnh. Trông cậu ta rất uy phong.

[CHUẨN NHẤT] Đặt câu có hình ảnh nhân hoá về con mèo

Hướng dẫn đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa

* Cách 1: Gọi tên con vật bằng các xưng hô của con người, như: cô mèo, chị mèo, bác mèo cái,…

Ví dụ:

- Chị mèo trắng thật là xinh đẹp!

- Mỗi sáng, bác mèo đều ra sân tắm nắng.

- Bác mèo nhà em đã rất lớn tuổi rồi.

* Cách 2: Gán cho con vật những cảm xúc của con người, như đau buồn, vui vẻ, hạnh phúc, đau khổ, hối lỗi…

Ví dụ:

- Bé mèo rất buồn vì đã không thức dậy từ sớm, đón tia nắng xuống chơi.

- Mèo Mun ân hận vì đã lấy chiếc ô của bạn Nhím.

- Hôm qua Mèo Mun thấy chị cá sấu khóc nhè.

* Cách 3: Gán cho con vật những hành động của con người, như tập thể dục, nhảy múa, bế em, tắm rửa, uống nước…

Ví dụ:

- Trời mưa mát mẻ nhưng mèo mướp lại sợ hãi nép vào xó bếp.

- Mèo hen ho dữ dội từ hôm qua đến giờ.

>>> Xem thêm: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa lớp 3


Các biện pháp tu từ trong chương trình tiểu học

* Biện pháp So sánh:

- Khái niệm: Biện pháp so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với một sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp cho câu văn trở nên sinh động và gây hứng thú mạnh với người đọc.

- Dấu hiệu nhận biết: Nhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi các em nên đọc kỹ câu đó để suy luận. Ví dụ “Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Trong ví dụ này từ so sánh đã được ẩn đi.

* Biện pháp nhân hóa:

- Khái niệm: Là biện pháp sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách và suy nghĩ vốn dành cho người để miêu tả những đồ vật, con vật hay sự việc.

- Tác dụng: Khiến cho sự vật, đồ vật và cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết hơn với người.

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người như: anh, chị,ngửi, chơi, sà…

Ví dụ: Trong bài hát Chị ong Nâu và em bé. Hình ảnh chú ong được nhân hóa.

* Biện pháp ẩn dụ:

- Khái niệm: Ẩn dụng là biện pháp tư từ gọi tên sự vật hay hiện tượng này bằng tên sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.

- Tác dụng: Giúp làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.

- Dấu hiệu nhận biết: sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.

Ví dụ: Người cha, Bác chính là nói đến Hồ Chí Minh.

* Biện pháp hoán dụ:

- Khái niệm: Hoán dụ biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau.

- Tác dụng: có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.

Ví dụ:

“Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

Hình ảnh áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.

* Biện pháp nói quá:

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ và tính chất của một sự vật, hiện tượng.

- Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm của sự vật, hiện tượng được miêu tả.

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại nhiều lầnso với thực tế.

Ví dụ: Con voi chui lot lỗ kim.

* Biện pháp nói giảm nói tránh:

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị và uyển chuyển sự vật được nhắc tới.

- Tác dụng: Giảm cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục và thiếu lịch sự.

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ: người ta thường hay dùng từ “đi” thay cho từ “chết” trong câu: Bác đã đi rồi!

* Biện pháp Điệp từ, điệp ngữ:

- Khái niệm: Biện pháp tu từ này nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 từ hoặc 1 cụm từ.

- Tác dụng: Có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng và gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ hay câu văn.

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Chú ý: Biện pháp tu từ này phải phân biệt rạch ròi với lỗi lặp từ.

* Biện pháp chơi chữ:

- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ.

- Tác dụng: Mang đến sự dí dỏm, hài hước, giúp cho câu văn hấp dẫn và thú vị hơn.

* Học sinh thường nhầm biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ bởi khái niệm của 2 biện pháp này giống giống nhau.

+ Biện pháp ẩn dụ: Là so sánh ngầm 2 sự vật hoặc hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với mục đích tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó.

+ Ngược lại hoán dụ: Là lấy một sự vật hoặc hiện tượng để ngầm để chỉ cái lớn lao hơn.

icon-date
Xuất bản : 27/05/2022 - Cập nhật : 27/05/2022