logo

Đáp án Tập huấn lớp 6 môn KHTN bộ kết nối tri thức

1. Sự tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 được thực hiện dựa trên 3 trục cơ bản là:

A. Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, các năng lực chung.

B. Phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.

C. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

D. Dạy học tích hợp, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thực hành.

2. Mỗi bài học vật lí trong sách giáo khoa KHTN 6 đều có các phần chính sau đây:

A. Yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực, mở bài, khám phá tự nhiên, tổng kết.

B. Đọc hiểu, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

C. Khởi động, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

D. Khởi động, khám phá, vận dung, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực.

3. Nội dung nào về lực sau đây có trong chương trình KHTN 6 nhưng không có trong chương trình vật lí THCS?

A. Lực không tiếp xúc, lực ma sát lăn.

B. Lực tiếp xúc, hai lực cân bằng.

C. Lực không tiếp xúc, lực cản vật chuyển động trong nước.

D. Lực tiếp xúc, trọng lực.

4. Có sự khác biệt giữa chương trình vật lí THCS và chương trình KHTN trong việc trình bày nội dung nào dưới đây liên quan đến năng lượng?

A. Khái niệm năng lượng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Sự chuyển hóa năng lượng.

D. Năng lượng hao phí.

5. Hãy cho biết sự khác biệt.giữa các chương về vật lí trong KHTN 6 với SGK vật lí THCS hiện hành về:

a) Sự giảm tải kiến thức

b) Cấu trúc của bài học.

c) Hình thức trình bày bài học.

Đáp án:

a) Có giảm tải so với SGK vật lí. Thể hiện ở chỗ:

- Thời lượng dành cho việc học mỗi nội dung nhiều hơn

- Các nội dung được tinh giản,

- Không yêu cầu định lượng chỉ yêu cầu định tính

- Dừng lại ở hiện tượng chưa đi vào cơ chế,

- Các bài tập không khó.

- Nhiều ví dụ thực tế phù hợp với trình độ HS.

b) Cấu trúc của bài học:

- Ngoài phần “câu hỏi” (?)như SGK vật lí còn có các “hoạt động”(HĐ) theo nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, tổ, lớp…

- Phần mở đầu không chỉ là “hình thức vào bài” mà còn là nêu vấn đề với các mục đích rộng hơn như kích thích tò mò của HS; tìm hiểu kiến thức đã có của HS về vấn đề sẽ học, kiểm tra bài cũ v.v…

- Phần tổng kết bài ngoài việc nêu yêu cầu cần đạt về Kiến thức (Em đã học) còn nêu yêu cầu cần đạt về Năng lực (em có thể)

- Không để hệ thống bài tập ở cuối bài cho HS về nhà làm như SGK VL mà để các bài tập vào phần (?) hoặc (HĐ) để HS làm ngay tại lớp.

c) Hình thức trình bày bài học:

- Phân biệt rõ kênh chữ, kênh hình,

- Hình, ảnh nhiều hơn và đẹp hơn.

- Mầu sắc phong phú hơn.

- Kích thước lớn hơn,

Đánh giá: Chỉ cần nêu được 5 trong các ý tương tự như trên là đạt yêu cầu.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2021 - Cập nhật : 01/07/2021