logo

Dàn ý thuyết ninh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hướng dẫn lập Dàn ý thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám 

1. Mở bài

- Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội.

- Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

2. Thân bài

* Lịch sử hình thành:

- Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu.

- Tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.

- Diện tích là 54331 m2.

* Kiến trúc:

- Có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có 3 cửa thông với nhau.

- Gồm các bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử, Vườn Giám và Quốc Tử Giám.

- 4 cổng chính: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, Thái Học

- Các di tích bên trong bao gồm:

+ Tứ trụ và Bia Hạ Mã

+ Khuê Văn Các

+ Giếng Thiên Quang và 82 tấm bia Tiến sĩ.

+ Khu Đại Thành, khu Thái Học,...

* Vai trò, ý nghĩa:

- Nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt.

- Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến.

- Là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách.

- Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

3. Kết bài

- Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước.

- Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.


Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Bài mẫu 1

Dàn ý thuyết ninh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

      Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

      Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.

      Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp. Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta. Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.

      Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

      Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.


Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Bài mẫu 2

      Hằng năm, cứ đến mùa thi, nhiều sĩ tử miền Bắc luôn hướng về Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu mong may mắn, rồi cũng có rất nhiều những cử nhân lựa chọn địa điểm này để lưu lại những bức ảnh kỉ yếu của một thời sinh viên đẹp đẽ. Tại sao nơi này lại thường gắn với những hoạt động học tập như thế? Đó là bởi vì đây là một nơi giàu truyền thống văn hóa, khoa cử.

      Văn miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một địa danh tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, được coi như biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục dân tộc, của truyền thống tôn sư trọng đạo.

      Văn Miếu, theo Đại Việt sử kí toàn thư, được xây dựng năm 1070, đời vua Lí Thánh Tông, thờ các bậc tiên thánh, tiên sư cuả đạo Nho. Đồng thời, đây cũng là một trường học hoàng gia. Năm 1253, Trần Thái Tông mở rộng Quốc Tử Giám, thu nhận cả những học sinh là con nhà thường dân có học lực xuất sắc.

      Khu Văn miếu tọa trên khu đất hình chữ nhật với tổng diện tích là 54000 m2, bao quanh bởi khu tường gạch vồ cỡ lớn tạo không gian cổ kính trang nghiêm. Bước vào bên trong, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện trong cành lá sum suê tạo sự thu hút đặc biệt với du khách. Trong Văn Miếu có một hồ Văn, đây là nơi diễn ra các cuộc bình thơ. Khu nội tự được chia thành 5 khu vực. Khu vực một từ Văn miếu môn đến Đại trung môn. Để vào Văn miếu môn phải đi qua bốn thần trụ, bước qua ba cửa cuốn vòng là vào Văn miếu môn. Theo con đường thẳng tắp từ Văn miếu môn đi vào chính là Đại trung môn gồm ba gian dựng bằng gạch. Con đường lát gạch sẽ tiếp tục đưa du khách đến Khuê Văn Các, là lầu vuông gồm hai tầng tám mái. Đây là biểu tượng của văn hóa văn học Việt Nam. Qua Khuê Văn Các đến giếng Thiên Quang, hình vuông, quanh năm mặt nước bằng phẳng, con đường lát gạch quanh giếng Thiên Quang dẫn du khách đến nhà bia tiến sĩ, gồm 82 tấm bia đá khắc các bài thi văn, bia đặt trên lưng rùa biểu hiện tinh hoa dân tộc. Qua nhà bia Tiến sĩ sẽ đến khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Khu vực cuối cùng là nhà Thái học, xưa là nơi đào tạo nhân tài. Văn miếu là nơi tôn vinh nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An và các vị vua có công dây dựng.

      Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Văn Miếu Quốc Tử giám còn là nơi được lựa chọn để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, là nơi vinh danh các thủ khoa xuất sắc. Tháng 5 – 2012, Văn Miếu được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, là nơi các sĩ tử đến xin chữ cầu may mắn, là nơi được chọn để chụp các bức ảnh kỉ yếu của học sinh, sinh viên,…

      Bởi đây là di tích đặc biệt cấp quốc gia nên cần lưu ý một số điều cơ bản: Không xả rác bừa bãi, không giẫm chân lên thảm đỏ và không xoa đầu các cụ rùa, ăn mặc trang nghiêm, thái độ thành tâm, thánh kính,..

      Dù bước thăng trầm của thời gian có thế nào đi nữa, Văn miếu – Quốc Tử Giám vẫn sẽ là một di tích mang dấu ấn của một quốc gia giàu truyền thống khoa cử và trở thành biểu tượng đẹp của thủ đô Hà Nội.

icon-date
Xuất bản : 16/04/2021 - Cập nhật : 17/04/2021