logo

Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

Hướng dẫn lập dàn ý Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu số 1

Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn nhất

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được ra đời trong một thời kỳ sôi nổi trên miền Bắc nước ta.

Thân bài:

- Giới thiệu hai khổ thơ cuối: Hai khổ thơ cuối là hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về.

- Vẻ đẹp cảnh kéo lưới khi mờ sáng: Cảnh kéo cá diễn ra lúc sao vẫn còn mờ, trời chưa kịp sáng

- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: và đây là tiếng hát mừng vui thắng lợi, niềm vui của người dân chài.

 Kết bài:

- Ý nghĩa của hai khổ thơ: gửi gắm thông điệp lao động là niềm vui, biển quê ta giàu đẹp và chỉ khi người lao động làm chủ cuộc đời mới có ấm no, hạnh phúc.


Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu số 2

Mở bài :

-Khái quát về văn bản + khổ thơ thứ 6 và 7 

Thân bài : 

Khổ 6 :

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

-Kéo xoắn tay -> tả công việc kéo lưới ngư dân, với vóc dáng khỏe mạnh.

-Chùm cá nặng là ẩn dụ độc đáo -> thành quả của người lao động, sự giàu có của biển Đông

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông

-NT : Các phối màu sắc tài tình

+Nắng hồng là màu hồng của bình minh làm ấm lên bức tranh lao động

Hình ảnh : cụ thể + lang mạn + ẩn dụ-> thể hiện một đêm lao động ở khơi xa được bội thu, những khoang thuyền đầy ắp cá.

Thể hiện niềm say mê lao động, yêu thiên nhiên, yêu biển, yêu quê hương.

Khổ 7 :

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

-NT : Nhân hóa : Tác giả đã nâng tầm vóc của con người và đoàn thuyền sánh vai với vũ trụ.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

NT : Nhân hóa

Trong nhân hóa mặt trời,, thiên nhiên vĩ đại như đang đội cả biển khơi bao la.

-Màu mới : còn là ẩn dụ bắt đầu một ngày mới đang ấm lo hạnh phúc . khi con người đang làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên

-Màu mới : ánh bình minh báo hiệu một ngày mới rực rỡ với niềm vui thắng lợi.

-Hình ảnh hoán dụ : (mắt cá huy hoàng , hình ảnh muôn triệu mắt cá li ti phản chiếu ánh dạng đông) đang nằm phản trên cát

Kết bài :

      Tóm lại , đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh rực rỡ : lòng người lao động vui, khung cảnh đất nước cũng mới. 


Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu số 3

a, MB - giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí khổ thơ, khái quát nội dung

          - đánh giá chung

b, TB

* dẫn dắt

- hoàn cảnh sáng tác

* phân tích

khổ 6

- khổ thơ như một bức họa tuyệt đẹp, khỏe khoắn, tùng câu chữ gân guốc, giàu chất tạo hình.

-bưc tranh có nhiều hình ảnh đẹp mà đặc biệt là tâm trạng hồ hởi của những con người đang cuồn cuộn những cánh tay săn chắc với tâm trạng hồ hởi với  thành quả lao động  cuả mk

-biết bao nhiêu là cá mắc vào lưới đc những cánh tay khỏe mạnh kéo lên khỏi mặt nước, đổ dầy khoang thuyền

-màu vàng của đuôi cá, màu bạc của vẩy cá dưới ánh sáng rạng đông lấp lánh tuyệt đẹp

- bức tranh có màu " vàng, bạc" tượng trưng cho sự giàu có, quý giá của biển

- công việc kết thúc một cách tốt đẹp, họ trở về trong tâm trạng phấn khởi, hạnh phúc

- họ muốn chia sẻ thành quả lao động của mk vs thiên nhiên

khổ 7

- nhà thơ Huy Cận như chạm khắc vào không gian những chàng thủy thủ đang chạy đua cùng mắt trời.

- họ phấn khởi, say sưa cất lên tiếng hát: " câu hát căng buồm cùng gió khơi" lặp lại gần như nguyên vẹn câu thơ cuối của khổ thơ thứ hất nhưng có sự khác biệt

- đoàn thuyền đang băng băng rẽ sóng trở về

- bpnt nhân hóa" đoàn thuyền chạy" đã diễn đạt khí thế mạnh mẽ của những con người tự do

- họ chạy đua cùng thời gian, cùng  mặt trời và phần thắng thộc về họ

              mặt trời đội biển nhô màu mới

              mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

- câu thơ lm cho bức tranh thiên nhiên tươi sáng với nhiều màu sắc, dó cũng là lời chào đón ân cần, thắm thiết của thiên nhiên đối vs những con người cần cù, chăm chỉ với nghị lực phi thg

- - bpnt nhân hóa" mặt trời đọi biển nhô màu mới" khiến cho h/ ảnh mặt trời trở nên gần gũi, hiền hòa vs con ng, cn chân dung con ng trở nên lớn lao hơn

- " mắt cá huy ... phơi" cá nhiều không đếm xuể, không kể hết, chỉ biết mắt cá như triệu triệu mặt trời nhỏ đang đón chào mặt trời lớn ấm áp của thiên nhiên lan tỏa khắp không gian

⇒  huy cận phải  là ng gắn bó bền chặt, sâu nặng vs quê hương, đất nc thì ms có thể biểu hiện thắm thía niềm vui, niềm tự hào trc thiên nhiên, trc sức sống lao động của những con ng ms

* đánh giá chung

* liên hệ mở rộng ( lặng lẽ sa pa)

c, KB -kđ lại gt nt, nd

        - liên hệ


Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá - Mẫu số 4

Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn nhất (ảnh 2)

Mở bài:

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn thơ: nằm cuối bài thơ, nói lên cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền buồm căng gió lộng trở về.

Thân bài: 

1. Cảnh kéo lưới lúc mờ sáng

- Khi bắt đầu ra khơi là ban đêm, lúc “sao mờ”, sắp sáng là thuyền trở về:

   + Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”.

   + Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”.

⇒ Ba khổ thơ cho thấy con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

   - Nghệ thuật: ba khổ thơ trên có giọng thơ nhanh, dồn dập thể hiện sự hăng say lao động. Sử dụng nhiều động từ mạnh (lái, lướt, gõ, kéo) cho thấy hình ảnh khỏe khoắn của người lao động; tính từ chỉ màu sắc: vàng, bạc, hồng gợi sự tươi vui, ấm no.

2. Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên

a. Cảnh đoàn thuyền trở về

- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.

+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

b. Bình minh trên biển

- Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

- Hình ảnh: “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

 Kết luận: 

      Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và vai trò của đoạn thơ đã làm nên đặc sắc của toàn bài.


Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá

      Nếu như bài thơ "Tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.

      Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

      Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.

      Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

      "Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.

      Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.

      Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

      Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".

      Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021