logo

Dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tham khảo dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, qua đó nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. 

Dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | 900 bài Văn mẫu 9 hay nhất


Dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Bài 1

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19.

+ Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, nói về nhân vật Lục Vân Tiên - người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn và phẩm chất tốt đẹp.

+ Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

b) Thân bài: 

Phân tích nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Luận điểm 1: Lục Vân Tiên và hành động đánh cướp

- Cảnh Lục Vân Tiên gặp bọn cướp đang hoành hành:

+ Chàng không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà còn thể hiện trong lời nói.

+ Chàng chỉ trích và phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng chính là lời tuyên bố về quan điểm sống đầy cao đẹp của chàng.

+ Giữa đường gặp chuyện bất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp.

- Cảnh Lục Vân Tiên chống lại bọn cướp:

+ Vân Tiên chỉ có một mình, tay không đánh cướp

+ Không hề run sợ, vẫn "bẻ cây làm gậy" xông vào đánh cướp

-> Hành động nhanh, mạnh, dứt khoát của Vân Tiên được tác giả ví với người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dương, một anh hùng hảo hán, có khí phách, trượng nghĩa.

=> Trước sức mạnh và tài nghệ của Vân Tiên, bọn cướp đã bị đánh tan tác, nhân nghĩa bao giờ cũng chiến thắng.

=> Hình ảnh một người anh hùng thượng võ, bênh vực kẻ yếu, trừ gian diệt ác cho nhân dân.

* Luận điểm 2: Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

- Vân Tiên "động lòng" thương xót, ân cần hỏi han, an ủi

- Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay

- Vân Tiên không muốn nhận những cái lạy tạ của hai cô gái

- Không nhận chiếc trâm vàng mà chỉ cùng Kiều Nguyệt Nga xướng họa một bài thơ

-> Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, lẽ tự nhiên

=> Lục Vân Tiên không chỉ là một người có học thức mà còn là một người hào hiệp, trượng nghĩa. Đối với Vân Tiên, chàng coi việc nhân nghĩa trên đời là điều tất yếu, nếu làm ơn mà vì được đền đáp, trông ngóng đến việc trả ơn thì đó không còn là người anh hùng.

* Luận điểm 3: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.

- Là con gái quan tri phủ.

- Xinh đẹp, nết na, có học thức.

- Cách xưng hô vừa thận trọng vừa khiêm nhường

- Nói năng dịu dàng, mực thước

- Băn khoăn tìm cách trả ơn Vân Tiên

- Tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Vân Tiên.

-> Kiều Nguyệt Nga là người ân cần, có tình nghĩa trước sau.

=> Tác giả thông qua Kiều Nguyệt Nga để ca ngợi vẻ đẹp chính chuyên của người phụ nữ Việt Nam.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Khắc họa nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.

- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, đậm màu sắc Nam Bộ

- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyển

- Sử dụng nhiều đối thoại, hành động, ít miêu tả ngoại hình, nội tâm.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về đoạn trích: Đoạn trích đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực và đầy sống động về người anh hùng trượng nghĩa Lục Vân Tiên, đó là một hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.


Dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Bài 2

1. Mở bài

- Sơ lược về tác phẩm và giới thiệu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

2. Thân bài

Nhân vật Lục Vân Tiên:

- Nhân vật Lục Vân Tiên trong phân đoạn đánh cướp Phong Lai, hiện lên với dáng vẻ của một con người có tinh thần trượng nghĩa, không hề băn khoăn do dự khi đánh cướp, nhận định đánh cướp cứu người như là một lẽ tự nhiên, không màng đến an nguy của bản thân.

- Lục Vân Tiên còn là một anh hùng quả cảm, có võ nghệ cao cường, một mình đối mặt với quân cướp thì đông đúc, vũ khí gươm giáo đầy đủ =>Tô đậm lòng dũng cảm, sự tài giỏi của Lục Vân Tiên.

- Sau khi đánh cướp xong, thì Lục Vân Tiên đã tiến đến hỏi thăm an ủi Kiều Nguyệt Nga, lời hỏi thăm rất ân cần, lịch thiệp, "Hỏi: Ai than khóc ở trong xe nầy?" đã cho thấy người anh hùng này không chỉ quả cảm, võ nghệ cao cường mà còn rất giàu lòng nhân hậu.

- Có tấm lòng cảm thông, thương xót dành cho những người gặp nạn. Bên cạnh đó vẻ đẹp của người anh hùng còn thể hiện ở sự hiểu biết, một mực giữ gìn lễ nghĩa cho Kiều Nguyệt Nga và cho cả bản thân mình.

- Lối xưng hô "nàng - ta", cho thấy tấm lòng trân trọng, thái độ lịch sự của một con người có gia giáo, trở thành một nét đẹp trong lối ứng xử của một người đọc sách thánh hiền.

- Ở Vân Tiên ta thấy một phẩm chất, một lối sống cao đẹp của chàng, học đạo phải hành đạo, học đi đôi với hành, sống trong sáng, vô tư, không mưu cầu, kể công.

=> Từ đó rút ra được quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu rằng người anh hùng phải là người có tài trí, sức mạnh, sẵn sàng hành động vì nghĩa, mà hình tượng Lục Vân Tiên là hình mẫu lý tưởng, văn võ toàn tài, đại diện cho hình ảnh người quân tử trong xã hội cũ.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

- Là một người con gái có nề nếp gia giáo, và có học thức. Nguyệt Nga có một xuất thân quyền quý, là tiểu thư khuê các con quan tri phủ Hà Khê, xong nàng lại là người rất giản dị, chân thành, không khoa trương, kênh kiệu đài các.

- Lối xưng hô "quân tử-tiện thiếp" và hành động "lạy-thưa" cho thấy sự khiêm nhường, lòng biết ơn rất đỗi chân thành của nàng.

=> Kiều Nguyệt Nga là người con gái thông minh, mực thước và hiểu lễ nghĩa trong lời ăn tiếng nói. Từ câu nói "Làm con đâu dám cãi cha/Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành" cho thấy Nguyệt Nga là người sống đúng với khuôn phép gia đình, với lễ giáo phong kiến, có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

- Tấm lòng ân nghĩa thủy chung:

+ Dẫu rằng nàng có ý thức rất rõ về lễ giáo nam nữ hữu biệt và hoàn cảnh của mình, thế nhưng đứng trước ân nhân cứu mạng thì nàng vẫn sẵn sàng xuống xe để cảm tạ Lục Vân Tiên, phản ánh tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng.

+ Mời Lục Vân Tiên về Hà Khê để cha mình đền ơn, cho thấy lối sống, ân nghĩa, thủy chung có trước có sau của Kiều Nguyệt Nga.

+ Sự ý thức của nàng về việc không có bạc vàng nào có thể sánh được với công ơn của Lục Vân Tiên

=> Kiều Nguyệt Nga chính là kết tinh cho vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống bởi nàng không chỉ gia giáo nết na, có học thức mà còn rất đằm thắm nghĩa tình.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.


Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Bài mẫu 

Dàn ý phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | 900 bài Văn mẫu 9 hay nhất (ảnh 2)

    Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện nói về nhân vật Lục Vân Tiên – người anh hùng trượng nghĩa, văn võ song toàn và phẩm chất tốt đẹp. Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu

    Kiều Nguyệt Nga” đã thể hiện được rõ con người và nhân cách của Lục Vân Tiên.
Trên đường đi thi, Vân Tiên bất chợt gặp cảnh lũ cướp hoàng hành, không kịp suy nghĩ, hay đắn đo, chàng bất chấp hiểm nguy mà ra tay cứu giúp:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng…

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

    Trong hoàn cảnh gấp rút cứu người ấy chàng không kịp chuẩn bị gì mà chỉ tiện tay bẻ cành cây bên đường làm vũ khí chiến đấu với bọn cướp. Chàng không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà còn thể hiện trong lời nói. Chàng chỉ trích và phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng chính là lời tuyên bố về quan điểm sống đầy cao đẹp của chàng. Sống là phải hướng đến bảo vệ cho người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ, đày đọa cuộc sống của họ. không cho phép những hành động “hồ đồ” xâm hại tới những con người lương thiện. Đoạn thơ đã cho thấy Vân Tiên không chỉ có tình thương với con người mà còn có tinh thần trách nhiệm cao cả. Điều này đã được thể hiện trong cảnh chàng chống lại với lũ cướp:

“Vân Tiên tả đột hữu xông…

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”

    Hành động nhanh, mạnh, dứt khoát của Vân Tiên được tác giả ví với người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng đương Dang. Trước sức mạnh và tài nghệ của Vân Tiên, bọn cướp đã bị đánh tan tác, hoảng loạn bỏ chạy, đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ hại người. Sau khi đã dẹp tan bọn cướp, chàng Vân Tiên liền tới gần hỏi thăm người bị nạn:

“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong

Hỏi: Ai than khóc ở trong xe này”

    Vân Tiên không chỉ cứu giúp mà còn hết lòng quan tâm đến người gặp nạn. Chàng hỏi thăm ân cần, động viên và giúp người bị nạn trấn tĩnh tinh thần. Khi trò chuyện với người bị nạn là Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã biết là nữ nhi nên đã nhanh miệng:

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái ta là phận trai”

    Câu nói ấy đã thể hiện Lục Vân Tiên là một người rất coi trọng đạo lí và khuôn phép xã hội. Không muốn sự gặp mặt sẽ ảnh hưởng đến phẩm tiết của nàng vì “nam nữ thụ thụ bất thân”. Có thể thấy Lục Vân Tiên không chỉ là một người có học thức, hơn thế chàng còn là một người hào hiệp, trượng nghĩa. Chàng không muốn nhận sự cúi lạy của Kiều Nguyệt Nga cũng như sự báo đáp của nàng, bởi hành động của chàng xuất phát từ tấm lòng chứ không vì mục đích được đền đáp. “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, câu nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga đã khiến cho người đời rất đáng trân trọng và noi theo:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

    Đối với Vân Tiên, chàng coi việc nhân nghĩa trên đời là điều tất yếu, nếu làm ơn mà vì được đến đáp, trông ngóng đến việc trả ơn thì đó không còn là người anh hùng.

    Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực và đầy sống động về người anh hùng trượng nghĩa Lục Vân Tiên, đó là một hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.

---/---

Từ dàn ý phân tích phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaTop loigiai đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021