logo

Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng (ngắn gọn)

Dưới đây là một số mẫu Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các bạn có thêm vốn từ để phục vụ cho bài văn của mình, mời các bạn tham khảo nhé!


Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng - Mẫu số 1

a, Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Nhớ đồng, nêu nội dung khái quát

+ Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam, nhắc đến ông có lẽ người ta thường nghĩ tới những bài thơ có sức mạnh tinh thần bất khuất đối với cách mạng dân tộc.

+ Nhớ đồng” thể hiện nỗi lòng, niềm da diết với sự tự do, với niềm say mê cách mạng đồng thời cũng thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước và yêu sự tự do.

b, Thân bài

Phân tích theo tâm lý nhân vật:

Khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản đối với cuộc sống tự do bên ngoài:

+ tiếng hò gợi lên cảm hứng cho bài thơ được lặp đi lặp lại nhiều lần: 

* tiếng hò đơn độc lẻ loi giữa buổi trưa vắng => tác giả bị cô lập trong nhà giam, nhớ nhung da diết đồng quê và cuộc sống bên ngoài tự do

* tiếng than khắc khoải da diết => bị cách biệt nên tiếng than đầy sự cô độc hiu quạnh

* tác giả sử dụng nghệ thuật lặp từ để nhấn mạnh nỗi nhớ, tiếng lòng da diết

* đồng quê hiện lên đậm đà trong nỗi nhớ của người tù cách mạng: cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen => gần gũi thân thuộc nhưng bị chia cách

* Con người gần gũi thân thuộc thân thương: “Những lưng cong xuống luống cày, Những bàn tay vãi giống”

+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc →bố mẹ của tác giả đã mất => nỗi nhớ tình thương

*nhớ đến bản thân ngày còn được tự do hoạt động cách mạng: Rồi một …ngát trời”

→ Say mê lý tưởng hoạt động cách mạng, khao khát tự do sôi nổi ⇒ càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống tù lao

Diễn biến tâm trạng của tác giả:

– Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:

+ Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê da diết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà thân thộc với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân quen → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên chia cách xa lìa

+ Nỗi nhớ những con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già → nhớ chính bản thân mình

+ Nỗi nhớ trải dài từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại bị giam cầm nhớ ngày còn ở ngoài tự do

⇒ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn mà đằng sau còn là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại ⇒ niềm da diết nhớ thương quá khứ, yêu cuộc sống, khao khát tự do sôi nổi

c, Kết bài

Khái quát lại nội dung và nêu cảm nhận của bản thân

+ Nhớ đồng là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cách mạng khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu đất nước, khát vọng tự do cháy bỏng 

+ Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải thể hiện nỗi nhớ càng đậm nét.

Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng (ngắn gọn)

Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng - Mẫu số 2

a, Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Nhớ đồng” của tác giả  Tố Hữu. Nêu khái quát chung nội dung bài thơ

+ Nhớ đồng được tác giả Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939 vì tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.

+ Bài thơ thể hiện nỗi niềm yêu quê hương đất nước và nỗi căm phẫn muốn đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do.

b, Thân bài

* Bức tranh thiên nhiên đồng quê gợi sự nhớ thương cuộc sống tự do bên ngoài

+ “Đâu gió cồn thơm, Đâu ruộng tre mát, Đâu từng ô mạ, Đâu những nương khoai, Đâu những đường con, Đâu nhà tranh thấp? => gần gũi thân quen, nhớ lại trong tưởng tượng

+ “Gì sâu bằng”, “tiếng hò”, “hiu quạnh” => giọng thơ da diết trong khung cảnh cô độc quạnh hiu, nỗi nhớ tự do đang dâng trào trong lòng.

+ Điệp từ “đâu” kết hợp với những hình ảnh người thân và “mẹ già xa đơn chiếc” => mẹ già đã khuất, nỗi nhớ thương người thân cùng khung cảnh thân quen càng dâng trào dẫn đến nhớ chính bản thân mình.

=> Nỗi nhớ bị giam cầm trong lao tù, nhớ những ngày tự do làm mọi thứ

* Nhớ về những ngày đầu được giác ngộ cách mạng:

+ “tôi nhớ tôi”,”đi kiếm lẽ yêu đời”, “bước chẳng rời” => những ngày băn khoăn trước những ngã rẽ cuộc đời, sau tìm được chân lí giác ngộ đi theo cách mạng để từ đó với một trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ khát khao tự do chiến đấu

+ so sánh : “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” đã thể hiện nỗi nhớ đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng đội, đồng thời là khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh lao tù.

=>Uất hận vì thực tại bị giam cầm, muốn vùng lên đấu tranh cho bản thân, quê hương đất nước như ngày được tự do.

c, Kết bài 

Khái quát lại nội dung và nêu cảm nhận bản thân: Bài thơ đã thành công trong việc diễn tả tâm trạng, nỗi nhớ và niềm yêu thương da diết, muốn vùng lên của người tù cộng sản. Việc lặp đi lặp lại nhưng nỗi nhớ thương thể hiện khao khát tự do cháy bỏng và tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Đó cũng là động lực cho những người chiến sĩ – thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương đất nước lúc bấy giờ.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến bài viết Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ đồng (ngắn gọn). Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 15/08/2023