logo

Dàn ý cảm nhận Vợ chồng A Phủ hay nhất

Tham khảo Dàn ý cảm nhận Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý cảm nhận Vợ chồng A Phủ

Dàn ý cảm nhận tác phẩm Vợ chồng A Phủ ngắn gọn nhất

Mở bài:

– Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục.

– "Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn thành công nhất trong 3 truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông.

– Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của nhân vật.

– Ấn tượng nhất là tác giả đã miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, đặc biệt là đoạn: "Ngày Tết… không bằng con ngựa".

Thân bài:

1. Khái quắt tác phẩm: Truyện "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập "Truyện Tây Bắc", đó là kết quả của chuyến Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc.

2. Số phận của nhân vật Mị: Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, nết na, có tài thổi sáo, có nhiều người mê và Mị đã có người yêu. Nhưng vì món nợ "truyền kiếp", Mị phải làm con dâu nhà Pá Tra. Cuộc sống của Mị trong nhà Pá Tra còn khổ hơn trâu ngựa. Không chỉ bị đày đọa về thể xác, Mị còn tê liệt tinh thần: "Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa". Mỗi ngày Mị càng không nói "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Có phải Mị đã trở thành người vô cảm? Không phải như vậy, tâm trạng Mị đã có sự thay đổi trong một "đêm tình mùa xuân".

3. Diễn biến tâm trạng:

a. Vi trí: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm

b. Nội dung:

– Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc mô tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biên đổi số phận của nhân vật Mị – người phụ nữ tưởng chừng như cam chịu số phận, không còn đủ sức vượt thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn bật lên làm chủ cuộc đời.

– Đêm tình mùa xuân trở về đã đánh thức niềm yêu sống và khát vọng tự do trong Mị. Sự sống của tạo vật và con người như được khởi động, bừng tỉnh. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào nhân vật Mị, nhất là tiếng sáo. Tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của một thời con gái của Mị. Với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: “Mị lén lây hũ rượu uống ừng ực từng bát". tiếng sáo và hoi men đã đưa Mị về với quá khứ đẹp đẽ. Mị tạm thòi quên đi hiện đại, nhó về quá khứ. Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừng lên trong Mị, Mị thấy phoi phới trở lại.

– Mị muốn đi choi, bao nhiêu người phụ nữ có chổng còn đi choi ngày Tết huống chi Mị với A Sử chẳng có lòng với nhau. Quá khứ đẹp đẽ, hiện tại phũ phàng khiến Mị còn muốn ăn lá ngón mà chết ngay đi để khỏi phải nghĩ, khòi bị dằn vặt, khổ đau.

– Nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt ngoài đường, xoáy sâu vào trái tim đầy thổn thức của Mị. Tâm hổn Mị diễn biên rất phức tạp trong quá trình thức tỉnh. Mị đang sống trong nghịch lí giữa thân phận con dâu gạt nợ và niềm vui phơi phới muốn đi chơi Tết: "Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Ngọn đèn làm âm lên gian buồng tối tăm, lạnh lẽo. Hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đến quyết định: muốn đi chơi, "Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa". Đây là lúc Mị đã thức tỉnh, được sống lại thời con gái với bao ước mơ đẹp.

– Sợi dây tàn bạo của A Sử đã trói chặt khát vọng của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng. Khát vọng không thể cứu được số phận. Tấm thân mềm yếu của Mị đã bị sợi dây tàn bạo của A Sử cuốn chặt vào cây cột trong căn buồng u tối cho tới sáng hôm sau.

– Hơi rượu nồng nàn nâng tâm hổn, tinh thần Mị bay theo tiếng sáo, mộng du theo tiếng sáo. "Tiếng sáo đưa MỊ đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". Bất chấp hiện tại bi đát, khổ đau, cô muốn bước đi, muốn bay lên thoát khỏi địa ngục này.

– Bước chân vùng đi đã đánh thức Mị trở lại với hiện tại, sợi dây siết chặt vào da thịt như dứt ra từng mảng, đau nhức. Mị nhận ra sự thật tàn khốc. Giấc mơ đẹp vụt tan biên, Mị "thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

– Hai biểu tượng của ước mơ tự do và thực tại hiện ra qua hai âm thanh đối nghịch: tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết và tiếng chân ngựa đạp vào vách. Tiếng chân ngựa đã bóp nghẹt trái tim Mị. Đau đón, xót xa Mị nhận ra kiếp con người mà không bằng kiếp con vật.

=>Khép lại khát vọng được đi chơi, được sống tự do trong đêm tình mùa xuân, Mị lại rơi vào tình cảnh bi đát còn hơn cả trước đó. Mị bị dìm xuống sâu hơn kiếp ngựa trâu, bị tước đoạt quyền làm người. Cảnh ngộ ấy cũng là lời lên án, to cáo đối với hành động tàn độc của cha con thống lí, đại diện cho giai cấp thông trị ở miền núi đã áp bức con người tới mức vật hóa. Chặng đường đi của Mị đã tạm dừng lại. Nó mang ý nghĩa một cuộc "diên tập đầu tiên của một cuộc cách mạng tự phát cá nhân sẽ nổ ra". Quá trình tự giải phóng số phận của Mị không thể đơn giản bởi hoàn cảnh sống quá nặng nề, bởi sức mạnh của quyển lực thông trị bạo tàn đang bủa vây, bởi Mị còn đơn độc.

c. Nghệ thuât:

– Nhà văn Tô Hoài có bút pháp miêu tả tâm lí khá sắc sảo, tinh tế. Những đoạn miêu tả diễn biên bên trong tâm hồn MỊ, sự thức tinh lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc, tình yêu là những trang viết đặc sắc, chứng tỏ khả năng "hóa thân" kỳ diệu của nhà văn vào chiều sâu nội tâm nhân vật.

– Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nữa trực tiếp đặc sắc.

– Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.

Kết bài:

– Cảnh "những đêm tình mùa xuân" và đặc biệt trích đoạn phân tích trên là một trong những trích đoạn rất thành công của Tô Hoài khi viết về "vợ chổng A Phủ".

– Nhà văn đã thể hiện tài năng trong việc miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp và tinh tế của một con người bị áp lực của hoàn cảnh nặng nề bỗng thức dậy khát vọng về tình yêu, tuổi trẻ và sự sống. Qua đó, tác giả cũng phản ánh hiện thực tăm tối của những số phận nô lệ đang tự tìm hướng đi giải phóng cuộc đòi mình với khát vọng mãnh liệt nhưng âm ỉ.

– Qua trích đoạn, Tô Hoài đã thể hiện tài năng của một nhà văn xuôi tâm lí, đồng thòi cũng phản ánh được một hiện thực rất sinh động về đòi sống của những thân phận nô lệ, với khát khao được sống như những con người tự do, khát khao về hạnh phúc.

Dàn ý cảm nhận tác phẩm Vợ chồng A Phủ ngắn gọn nhất (ảnh 2)

---/---

Trên đây là Dàn ý cảm nhận Vợ chồng A Phủ do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021