logo

Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua bài Tây Tiến

Tham khảo Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua bài "Tây Tiến", qua đó nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua bài


Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua bài "Tây Tiến"

Mở bài:

-   Quang Dũng là nghệ sĩ da tài: viết văn, làm tho, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng thành công nhất vẫn là tho ca. Các tập tho tiêu biểu cua Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều: "Mây đầu ò", "Mùa hoa gạo", "Tuyển tập tho văn Quang Dũng".

-   Tên tuổi của Quang Dũng có lẽ gắn liền với bài thơ "Tây Tiến". Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập "Mây đầu ô", là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc vềViên Chăn xây hon thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa dong dưa".

Thân bài:

Khái quát:

-   Bài thơ ra đời vào năm 1948, được khơi nguồn từ nỗi nhớ của Quang Dũng về đổng đội và đơn vị cũ. Đơn vị Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào. Địa bàn hoạt động và chiến đấu của đoàn quân kéo dài suốt vùng biên giới, phần lớn là vùng rừng thiêng nước độc. Sinh hoạt, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội nhưng họ vẫn sống lạc quan, yêu đời.

-   Từ nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng thiên nhiên miền Tây - chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa trữ tình, nên họa nên thơ. Đó là bức phông nền làm nổi bật nét kiêu hùng của đoàn binh Tây Tiến.

-      Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Đó là nét tâm lý chung của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong những năm chiến tranh dù có chồng chất gian khổ, hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước. Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện ở sự hướng tới phương diện lý tường của cuộc sống, hướng tới vẻ đẹp của cuộc sống.

biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ:

-      Nêu đoạn thơ đầu khắc họa hình ảnh Tây Bắc hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng thì khổ thơ này lại thuần khiết một vẻ đẹp lãng mạn được thăng hoa bởi hồn thơ tài hoa, trẻ trung của Quang Dũng. Hai kỷ niệm khó phai trong ký ức của người lính được ùa về. Nửa trên là kỷ niệm về đem liên hoan văn nghệ, nửa dưới đã vươn ra một không gian rộng lớn, thơ mộng của sống nước Châu Mộc vào buổi chiều sương.

-      Vẻ đẹp lãng mạn của bôn câu thơ miêu tả đêm liên hoan văn nghệ thể hiện ở không khí vui tươi, rộn rã của âm thanh, sự rực rỡ, lung linh của sắc màu, vẻ tình tứ, duyên dáng của những chàng trai, cô gái trong tình quân dân ấm áp. Cảnh vật, con người, điệu múa, điệu khèn mang vẻ riêng của núi rừng miền Tây. Không khí đó đã đẩy lùi những khó khăn, mệt nhọc lại phía sau và xây lên "hổn thơ" trong người lính Tây Tiến, về hình thức thơ: cách nói cách điệu, ẩn dụ: hội đuốc hoa, thanh bằng được sử dụng nhiều, đặc biệt là ờ câu cuối để lại dư âm về cảm giác nhẹ nhàng, chơi vơi của lòng người cùng tiếng khèn, tiếng hát. Đoạn thơ lấp lánh vẻ đẹp của tình quân dân, vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của những người lính. Quang Dũng đã lây cái lãng mạn hào hoa thành tính cách độc đáo, đặc trưng của người lính Tây Tiến, vẻ đẹp ấy được tôn lên trong khói lửa của chiến tranh.

-      Vẻ đẹp lãng mạn của bôn câu thơ miêu tả không gian chiều sương Châu Mộc thể hiện ở không khí huyền thoại, bảng lảng, mờ ảo như cổ tích. Cảnh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc mà đẹp như một bức tranh thời cổ. Hình ảnh "hồn lau", cách sử dụng từ phiếm chi "chiều sương ấy", cách hỏi "có thấy, có nhớ" đã gợi ra linh hồn hoang sơ, huyền thoại của núi rừng. Dáng người kiêu hãnh trên con thuyền độc mộc và "hoa đong đưa" nơi dòng nước lũ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của thiên nhiên và con người. Màn sương khói bao trùm bức tranh thơ cũng là màn sương của hoài niệm, của quá khứ. Đoạn thơ như một thước phim quay chậm về khoảnh khắc thơ mộng và bình yên. Chiến trường một lần nữa lại lùi xa trong khoảnh khắc yên tĩnh tuyệt diệu này.

Kết bài:

-      Cảm hứng lãng mạn đã chi phối thế giới quan của người lính, mang đến trong thơ một thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình; mang đến những khoảnh khắc hạnh phúc, hân hoan giữa những tháng ngày bom đạn. "Tây Tiến" xứng đáng là một trong những tác phẩm xuất sắc khắc tạc hoàn chỉnh bức chân dung tinh thần, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hổ.

---/---

Trên đây là Dàn ý cảm nhận của anh chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng qua bài "Tây Tiến" do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 15/11/2022