logo

Dàn ý Cảm nhận bài Hai đứa trẻ


Dàn ý Cảm nhận bài Hai đứa trẻ

Dàn ý Cảm nhận bài Hai đứa trẻ | Văn mẫu 11 hay nhất


Mở bài Cảm nhận bài Hai đứa trẻ

Thạch Lam- nhà văn có định hướng  ngòi bút rõ ràng khi tái hiện thân phận con người “Đối với tôi văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn. Dẫu vậy, Thạch Lam vẫn được xem là một nhà văn lãng mạn. Điều đó được cụ thể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - phiên bản thu nhỏ những đặc điểm về nội dung tình cảm cũng như văn phong Thạch Lam.


Thân bài Cảm nhận bài Hai đứa trẻ

* Giới thiệu về truyện ngắn

+ Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có chuyện. Toàn bộ truyện là một mành đời nơi phố huyện nhỏ chầm chậm diễn xa xung quanh chị em Liên và An vào một buổi chiều tối mùa hè. Cảm xúc đến với người đọc là tình thương giữa những người dân nghèo nơi phố huyện tối tăm, chật hẹp vào một thời khắc bình lặng của cuộc sống. Những cảnh đời đơn điệu với những nhân vật bé mọn như chị Tí, gia đình bác Xẩm, bác Xiêu, Liên và An  cử động lặng lẽ, chậm chạp, nói năng khiêm nhường và giọng thấp như thở dài. Tất cả đều vô vọng “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

* Hình ảnh phố huyện

- Âm thanh:

+ “Tiếng trống thu không vang ra để gọi buổi chiều”

+ “Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”

+ “Tiếng muỗi vo ve”

- Màu sắc:

+ “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”

+ “Những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”

+ “Dãy tre làng đen sẫm lại trong ánh hoàng hôn”

- Cảnh vật:  “Khung cảnh làng quê quen thuộc đang chìm trong bóng tối buổi chiều tàn. Tất cả đang bốc lên mùi âm ẩm xen lẫn với mùi cát bụi tạo thành mùi đặc biệt của quê hương xứ sở”.

⇒ Bức tranh mờ mờ buồn thảm, vừa u tối, vừa lay lắt gợi ra khó khăn với cảnh nghèo khổ nhếch nhác của phố huyện cũng như của từng gia đình.

*  Hình ảnh con người

-  Những đứa trẻ con nhà nghèo: Trong cái ảm đạm của buổi chợ chiều đã vãn khi trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, lá thị, lá nhãn và lá mía. Đó là những phế thải không có giá trị nhưng những đứa trẻ con nhà nghèo vẫn lom khom đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh,  bới tìm sự sống từ những gì thừa thãi. Chính hình ảnh đó đã gợi mở để đưa ta về với khung cảnh phố huyện xơ xác, tiêu điều bên cạnh mảnh đời lay lắt, đói khổ.

- Mẹ con chị Tí: công việc mưu sinh là mò cua bắt ốc, tối bán nước dưới gốc bàng thêm vài thứ vặt vãnh để cầu may. Một cái chép miệng và tiếng thở dài ngao ngán của chị Tí đã thay bao câu chữ nói lên kiếp đời tối tăm, mịt mù, không ánh sáng, không ngày mai của chị.

- Bác Siêu: “đến với cái bóng mênh mang, ngả xuống đất một vùng”. Ở đây, phở bác Siêu là thứ gì đó xa xỉ, nhiều tiền, không thể bao giờ mua được. Nó càng làm bật lên gia cảnh và mức sống của những con người nơi đây.

- Gia đình bác Xẩm: nghèo túng, vất vả “ngồi trên manh chiếu rách để mua vui, thằng con nhỏ bò trên đất nghịch rác bẩn”, “cái thau chờ tiền vẫn chỏng chơ”.

- Chị em Liên: sở hữu một hàng tạp hóa nho nhỏ. Thưở khá giả, chị em Liên từng được sung túc nơi thị thành còn giờ thì mưu sinh nơi quê nghèo.

⇒ Mỗi người là mỗi thân phận và cảnh đời nhưng cuộc sống của họ như cạn kiệt sinh lực. Họ như bước lên sân khấu cuộc đời để độc diễn một bản đơn điệu với sự sống lắt lay, mòn mỏi không bao giờ thay vai, đổi cảnh.

⇒ Nhà văn đã gửi đến họ giọt lệ thầm kín của tình thương, sự cảm thương cho từng kiếp người, từng số phận. Trong cuộc sống đơn điệu bủa vây ấy tác giả đã lắng nghe những ước mơ của người dân nghèo về niềm tin, hy vọng dẫu mong manh nhưng vẫn cứu cánh tinh thần để vượt lên trên sự tù đọng, tối tăm.

* Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên và An

- Nguyên nhân dẫn đến cảnh đợi tàu:

+ Hai chị em Liên thật sự thấm thía cảnh sống tẻ nhạt tù hãm và đơn độc hết ngày này sang năm khác mà biện pháp duy nhất để khuây khỏa nỗi hắt hiu đơn điệu đó chỉ là đêm nào cũng mỏi mắt cố gắng đợi chờ một chuyến tàu khuya chạy qua nhà.

+ Đoàn tàu khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, trong sáng của chị em Liên. Nó chở về những ký ức long lanh của Hà Nội xa xăm đầy màu sắc, đầy âm thanh rộn rã của sự sống.

+ Trong con mắt của chị em Liên đoàn tàu không chỉ là hoạt động chạy đến chạy đi mà còn chuyên chở một thế giới mới, thế giới của ngày mai với ước mơ tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn.

- Tâm trạng đợi tàu

+ Liên và An đón nhận đoàn tàu từ những dấu hiệu đầu tiên. Trong màn đêm sâu thẳm đoàn tàu báo trước bằng tiếng còi từ xa vọng lại kéo theo ngọn gió xa xôi. Sau đó là gác ghi với chiếc đèn có ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma chơi. Và rồi hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ và tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới.

+ Đoàn tàu đến hai chị em đứng dậy để quan sát từng toa đèn sáng chưng, chiếu sáng cả con đường. Những toa hạng trên sang trọng lấp lánh đồng và kền và các cửa kính sáng.

+ Dù đoàn tàu đã vụt đi để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt nhưng hai chị em cứ nhìn mãi, nhìn mãi, đắm trông theo cái chấm nhỏ của cái đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

⇒ Nỗi chờ đợi của hai chị em bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều xuống, đêm về và phố huyện vào khuya. Hai đứa trẻ chờ đợi bước đi chầm chậm của thời gian, từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn lại ánh đèn ghi đỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện. Tâm trạng chờ đợi của hai chị em vừa kiên trì, khắc khoải vừa mong ngóng, háo hức, thiết tha.

* Ý nghĩa chi tiết đoàn tàu:

+ Đoàn tàu làm xáo trộn màn đêm yên tĩnh của phố huyện, làm sống dậy trong ký ức Liên về một vùng ánh sáng êm đềm của tuổi thơ.

+ Đoàn tàu mang đến một thế giới khác xa với sự chật hẹp, nghèo nàn, cũ kĩ của phố huyện. Nó nhộn nhịp, giàu sang và đầy ánh sáng. Nó đưa con người vào cõi mơ tưởng, hoài niệm rồi vụt đi trả lại một màn đêm bao phủ. Vậy nhưng bằng cái nhìn thấu hiểu, Thạch Lam đã nhận ra dư âm mà đoàn tàu để lại trong tâm hồn Liên “thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết, như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”

+ Liên và An như hai chồi non còn nguyên nhựa sống yêu đời nhưng phải tồn tại trên mảnh đất cằn cỗi, trên miền đời bị quên lãng. Nhà văn đã tưới mát cho hai chồi cây ấy bằng chi tiết đoàn tàu để các em biết nuối tiếc và khát khao, hướng về ánh sáng và âm thanh của cuộc sống

+ Nhà văn gửi gắm thông điệp  về tình người và tình đời: hãy nâng niu, trân trọng những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ, hướng về cuộc sống có ý nghĩa hơn, đốt mình lên như Xuân Diệu từng viết:

 “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”


Thân bài Cảm nhận bài Hai đứa trẻ

Truyện ngắn khép lại, cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động “như cánh bướm non” thủ thỉ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, trong văn phong Thạch Lam nói chung, cũng có thể xem như một biểu hiện của tính cách Việt – những người Việt duy cảm “giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí đã tạo ra một thứ nhân văn sống cảm nhiều hơn là suy nghĩ, những người Việt khoan hòa nhỏ nhẹ bằng tâm niệm: Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu…”

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021