logo

Dàn ý bài Hầu trời

Tham khảo Dàn ý bài Hầu trời ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý bài Hầu trời - Mẫu số 1

Dàn ý bài Hầu trời (ngắn gọn, hay nhất)

I. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ Hầu trời

Với phong cách thơ lãng mạn, phóng khoáng, ngông nghênh, thể hiện sự ứu ái và cảm thương của tác giả. Thơ văn của ông giữa hai giai đoạn trung đại và hiện đại nên những tác phẩm của ông mang một vẻ đẹp và sự độc đáo khác nhau. Một trong những tác phẩm đặc sắc và thể hiện rõ sự phóng khoáng của Tản Đà là tác phẩm Hầu trời. tác phẩm nói lên sự ngông nghênh của tác giả đối với trời, xem trời như là bạn của mình. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cái ngông của Tản Đà.

II. Thân bài:

- Phân tích bài thơ hầu trời

1. Mở đầu bằng cách giới thiệu câu chuyện:

  • Câu chuyện xảy ra vào đem qua, một khoảnh khắc yên lặng, yên tĩnh

  • Câu chuyện kể về giấc mơ muốn lên cõi tiên của tác giả, thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người thi nhân

  • Tâm trạng nữa thực nữa mơ của thi nhân

2. Thi nhân đọc thơ cho trờ và Chư tiên nghe

  • Đọc thơ một cách hào hứng

  • Thi nhân kể về cuộc sống và công việc của mình

  • Giọng thơ của thi nhân hóm hỉnh, ngông

3. Thái độ của người nghe:

  • Trời tỏ ra rất tâm đắc và khen ngợi thi nhân

  • Chư Tiên nghe thơ rất xúc động và tâm đắc

4. Thi nhân trò chuyện với trời:

  • Khẳng định cái tôi của mình

  • Cuộc sống nghèo khó nhưng thư thái của tác giả

  • Cảm hứng nghệ thuật bao trùm nguyên bài thơ

III. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Hầu trời

Ví dụ:

Hầu trời là một bài thơ thể hiện sự ngông cuồng của tác giả, sự hóm hỉnh, vui đùa đã khiến hco bài thơ trở nên độc lạ và thú vị hơn.


Dàn ý bài Hầu trời - Mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời

- Dẫn dắt vào vấn đề

2. Thân bài

- Khái quát chung

  • Xuất xứ: Trích từ tập “còn chơi”

  • Bố cục: 4 phần

  • Chủ đề: thể hiện cái tôi ngông của tác giả sau khi về lại trần gian.

- Phân tích

  • Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe

* Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình:

+ Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc: “ Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lý lại văn chơi” 

+ Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình: “Hai quyển khối tình văn lý thuyết/ Hai khối tình còn là văn chơi/ Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết….”

+ Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh có phần tự đắc.

=> Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến trời để khẳng dịnh tài năng. Đây là niềm khát khai chân thành trong tâm hồn thi sĩ.

* Thái độ của người nghe: Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả.

+ Thái độ của trời: khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt như sao băng…

+ Thái độ của chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng…Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi…

=> Cả đoạn thơ mang đậm chất lãng mạng và thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc đời.

* Thi nhân trò chuyện với trời:

+ Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình =>Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để khẳng định cái tôi cá nhân của mình.

+ Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là môt cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.

=>Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.

=> Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác.

=> Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.

* Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:

+ Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương. =>Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hành phúc hơn.

+ Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời => đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc.

=> Như vậy có thể nói trong thơ Tản đà cảm hứng lãng mạng và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít.

3. Kết bài

- Những nhận xét, cảm nhận chung nhất về vấn đề

- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân


Dàn ý bài Hầu trời - Mẫu số 3

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

Nói về Tản Đà, nhà thơ Xuân Diệu từng chia sẻ rằng: " Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đường cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi". Quả thực là vậy, với tài năng, phong cách rất riêng của mình, Tản Đà đã đóng góp cho nền văn học hiện đại nước nhà nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc, trong đó có "Hầu trời". Bài thơ này mang đậm dấu ấn, cái tôi nghệ sĩ của ông đến độ người ta chỉ mới đọc thoáng qua đã cảm nhận được và phải đọc đi đọc lại để cảm nhận cho trọn cái ý nghĩa của nó.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

a) Tác giả:

- Tản Đà là bút danh xuất phát từ núi Tản, sông Đà.

- Cuộc đời tác giả có nhiều lận đận, sinh ra và lớn lên trong một xã hội khi Hán học đã tàn, Tây học thì mới bắt đầu nhen nhóm, đó là thời điểm giao thời giữa hai nền văn hóa.

- Tản Đà là một nhà thơ có điệu hồn mới mẻ: vừa lãng mạn, bay bổng, phóng khoáng nhưng cũng đầy vẻ ngông nghênh.

- Là cây bút tiên phong ở nhiều lĩnh vực văn hóa.

- Ông là người đầu tiên sống bằng nghề Văn, ôm mộng cải cách xã hội bằng con đường hợp pháp và văn chương là một con đường mới.

- Tản Đà được ví như dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại.

- Hoài Thanh gọi ông là "con người của hai thế kỷ".

b) Tác phẩm:

- Trích "Tuyển tập Tản Đà", 1986.

2. Phân tích bài thơ:

a) Khổ thơ 1: Sự hồi tưởng lại cảm giác được lên tiên của đêm qua 

- Đó là một cảm giác sướng lạ lùng. Cách nói này đã phần nào kích thích sự tò mò của người đọc, lôi cuốn họ tìm hiểu bài thơ với nhiều hứng thú.

- "Thật hồn", "thật phách", "thật thân thể", cách nói đó như khẳng định đây là chuyện có thực.

b) 6 khổ tiếp: 

- Hoàn cảnh được lên tiên: thời gian là canh ba, đang buồn nằm ngâm văn thì tiếng ngâm động đến tận trời, trời mất ngủ nên đã được hai cô tiên đưa lên gặp trời.

- Đây là nhiệm vụ buộc phải làm, không từ chối được. Cách nói thể hiện cái ngông - khoe: Tài thơ của mình hay động tận lòng Trời nên được Trời mời lên.

- Lí do lên hầu trời được Tản Đà thể hiện qua thơ của mình xem chừng rất tự nhiên, không có vẻ gì là gò ép.

- Cái tôi Tản Đà hiện diện ở ý thức trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. Nhà thơ lãng mạn nhưng cũng không hề thoát li với thực tế.

- Cách kể tự nhiên khiến cho người đọc như được nhập vào câu chuyện và nếm trải cùng nhân vật.

- Hư cấu một câu chuyện lên hầu trời có đầu cuối đầy đủ có thể coi là một sự cách tân độc đáo của Tản Đà trong sáng tác thơ. 

c) Đoạn chữ thẳng:

- Trời truyền cho văn sĩ đối thơ, tuân theo lệnh trời nhân vật tôi đã đọc những sáng tác của mình.

- Nhà thơ khéo léo mượn giọng "người nhà trời" để gián tiếp khoe văn của mình, rằng đó là văn "Trời nghe trời cũng lấy làm hay"...

III. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Cảm nghĩ chung về tài năng, tình cảm của tác giả

"Hầu trời" thực sự là một bài thơ hay với nhiều nét độc đáo, tiêu biểu cho nét giao thời trong nghệ thuật thi ca của Tản Đà. Tuy không trực tiếp bàn về các vấn đề trong xã hội, khi cảm nhận tác phẩm này, ta vẫn thấy bóng dáng của các vấn đề ấy dưới một hình thức thể hiện khác, mới mẻ hơn, ấn tượng hơn so với trước đó. 

---/---

Trên đây là Dàn ý bài Hầu trời do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021