logo

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 7.


Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? 

- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

- Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/ lứa, trứng có vỏ đá vôi.

- Trứng được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ


Kiến thức tham khảo về chim bồ câu.


1. Họ Bồ câu

- Họ Bồ câu (Columbidae) là họ duy nhất trong Bộ Bồ câu (Columbiformes). Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu và gầm ghì. Đây là những loài chim mập mạp có cổ ngắn và mỏ dài mảnh khảnh. Chúng chủ yếu ăn hạt, trái cây và thực vật. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại trừ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu đầy đủ nhất

- Họ này chứa 344 loài được chia thành 49 chi. Mười ba loài đã bị tuyệt chủng.

- Chim bồ câu xây những cái tổ tương đối mỏng manh, thường sử dụng gậy và các mảnh vụn khác, có thể được đặt trên những cành cây, trên các gờ hoặc trên mặt đất, tùy theo loài. Chúng đẻ một hoặc (thường) hai quả trứng trắng cùng một lúc, và cả bố và mẹ đều chăm sóc con non. Chúng rời tổ sau 25 ngày đến 32 ngày. Chim bồ câu không lông thường có thể bay được khi chúng được 5 tuần tuổi. Không giống như đa số các loài chim, cả hai giới của chim bồ câu đều sản xuất "sữa cây" để nuôi con non, được tiết ra bằng cách làm bong các tế bào chứa đầy chất lỏng từ lớp lót của chúng.


2. Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu để thích nghi với đời sống

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

- Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

- Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

- Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

- Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông


3. Đời sống của chim bồ câu

- Tổ tiên của chim bồ câu nhà là: bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.

- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu đầy đủ nhất (ảnh 2)

- Sinh sản:

+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Trứng được thụ tinh trong.

+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng chim con.

+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có 1 ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).


4. Hệ thông phân loại và tiến hóa

- Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình

+ Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủng gần đây)

+ Chi Streptopelia, gồm cả Stigmatopelia và Nesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)

+ Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)

+ Chi Macropygia (10 loài)

+ Chi Reinwardtoena (3 loài)

+ Chi Turacoena (2 loài)

- Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng

+ Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)

+ Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)

+ Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)

+ Chi Henicophaps (2 loài)

+ Chi Phaps (3 loài)

+ Chi Ocyphaps – bồ câu mào

+ Chi Geophaps (3 loài)

+ Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)

+ Chi Geopelia (3–5 loài)

- Phân họ Leptotilinae – bồ câu Zenaida và họ hàng

+ Chi Zenaida (7 loài)

+ Chi Ectopistes – bồ câu Passenger (tuyệt chủng; 1914)

+ Chi Leptotila (11 loài)

+ Chi Geotrygon – bồ câu cút (16 loài)

+ Chi Starnoenas – bồ câu Cuba đầu lam

- Phân họ Columbininae – cu đất Mỹ

+ Chi Columbina (7 loài)

+ Chi Claravis (3 loài)

+ Chi Metriopelia (4 loài)

+ Chi Scardafella – có lẽ thuộc về chi Columbina (2 loài)

+ Chi Uropelia – cu đất đuôi dài

- Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương

+ Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)

+ Chi Trugon – cu đất mỏ dày

- Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi

+ Chi Otidiphaps – bồ câu gà lôi

- Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng

+ Chi Didunculus – bồ câu mỏ răng

- Phân họ Gourinae – quan cưu

+ Chi Goura (3 loài)

- Phân họ không tên (“Treroninae”?) – gầm ghì và bồ câu lục, bồ câu ăn quả

+ Chi Ducula – gầm ghì (36 loài)

+ Chi Lopholaimus – bồ câu Topknot

+ Chi Hemiphaga (2 loài)

+ Chi Cryptophaps – bồ câu Sombre

+ Chi Gymnophaps – bồ câu núi (3 loài)

+ Chi Ptilinopus – bồ câu ăn quả (khoảng 50 loài còn sinh tồn, 1-2 loài mới tuyệt chủng)

+ Chi Natunaornis – bồ câu lớn Viti Levu (Hậu kỷ đệ Tứ)

+ Chi Drepanoptila – bồ câu lông chẻ

+ Chi Alectroenas – bồ câu lam (3 loài sinh tồn)

- Phân họ Raphinae – chim Dodo và họ hàng

+ Chi Raphus – chim Dodo (tuyệt chủng; cuối thế kỷ 17)

+ Chi Pezophaps – đô đô Rodrigues (tuyệt chủng; khoảng năm 1730)

- Vị trí chưa được giải quyết

+ Chi Caloenas – bồ câu Nicobar

+ Chi Treron – chim cu xanh (23 loài)

+ Chi Phapitreron – bồ câu nâu (3 loài)

+ Chi Leucosarcia – bồ câu Wonga

+ Chi Microgoura – bồ cau mào Choiseul (tuyệt chủng; đầu thế kỷ 20)

+ Chi Dysmoropelia – bồ câu St Helena (tuyệt chủng)

+ Chi chưa xác định

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022