logo

Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về loài Sứa là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? 

Sứa di chuyển bằng cách tạo phản lực. Lỗ miệng nằm phía dưới cơ thể, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào qua lỗ miệng, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra qua lỗ miệng, tạo ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước, đồng thời thải bã ra ngoài.


Kiến thức mở rộng về loài Sứa.


1. Khái quát Sứa

- Sứa (lớp Scyphozoa) hay sưa sứa (phương ngữ Nam bộ) là những sinh vật biển không xương sống độc nhất của ngành Thích ty bào (Cnidaria). Chúng là những loài tên là Thúy. Lớp này có thể bao gồm nhóm hóa thạch tuyệt chủng Conulariida, có liên hệ không chắc chắn và đang được tranh luận rộng rãi.

- Tên lớp Scyphozoa xuất phát từ tiếng Hy Lạp skyphos (ς), chỉ về một loại cốc uống và ám chỉ hình dạng cốc của loài sứa.

Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

- Chúng đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến bây giờ. Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.


2. Công dụng của Sứa

- Loài sứa được Đông y dùng làm thuốc gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên. Con sứa cho ta hai vị thuốc là hải triết và hải triết bì. Chúng có nhiều tính năng tương đồng, nhưng mỗi thứ lại có một số tác dụng đặc thù, do đó người xưa mới phân chúng thành 2 vị thuốc riêng biệt.

- Hải triết

+ Là bộ phận vòi miệng (khẩu uyển bộ) của con sứa. Theo Đông y, hải triết có vị mặn, tính ấm; đi vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hành ứ hóa tích, sát khuẩn, chỉ thống, khai vị, nhuận tràng,... Chủ trị đàm thấu (ho nhiều đờm), háo suyễn (hen suyễn), bĩ tích trướng mạn (tích tụ trướng đầy), đại tiện táo kết; cước thũng (chân phù nề),...

- Hải triết bì

+ Là phần thân bán cầu (tản bộ) phía trên thân con sứa. Còn gọi là bạch bì tử, bạch bì chỉ, thu phong tử, sá bì; la bì... Theo Đông y, hải triết bì có vị hàm sáp (mặn chát), tính ôn (tính ấm); đi vào kinh can. Có tác dụng hóa đàm, tiêu tích, trừ phong, trừ thấp. Chủ trị bĩ khối (khối u, hòn cục), đầu phong, khí hư bạch đới, đau xương bánh chè do phong thấp,...

- Cách dùng: Sắc nước uống; hoặc trộn với rượu, gừng, giấm ăn. Dùng ngoài đắp lên chỗ bị bệnh.

Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? (ảnh 2)

* Các món ngon từ sứa biển

- Sứa muối

+ Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn, báo Kiến thức cho biết.

+ Khi ăn, người ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...

- Nộm sứa

+ Nộm sứa, còn gọi là gỏi sứa, là món nộm sử dụng nguyên liệu chính là sứa đã được sơ chế, chần qua nước sôi, trộn chua ngọt với các loại rau, thịt động vật và gia vị.


3. Vòng đời của loài Sứa

- Hầu hết sứa sống dưới một năm, và một số loài nhỏ nhất có thể chỉ sống được vài ngày. Mỗi loài có một vòng đời tự nhiên, trong đó dạng sứa chỉ là một phần của vòng đời. Giai đoạn quen thuộc nhất là giai đoạn medusa, nơi con sứa thường bơi xung quanh và có các xúc tu rủ xuống. Các con sứa đực và cái sinh sản và hình thành hàng ngàn ấu trùng rất nhỏ gọi là planulae. Sau đó, ấu trùng định cư dưới đáy đại dương trên đá và vỏ hàu và tạo thành một khối u nhỏ trông giống như một con hải quỳ nhỏ. Mỗi polyp sẽ sinh ra nhiều sứa con được gọi là ephyrae phát triển rất nhanh chóng thành những con trưởng thành. Một số nhà khoa học cho rằng số lượng sứa tăng lên là do sự phát triển ven biển giúp cung cấp thêm môi trường sống dưới nước cho các polyp của sứa phát triển.


4. Sứa có độc không?

- Mặc dù cơ thể sứa rất mỏng manh và yếu ớt, nhưng chúng vẫn có vũ khí tự vệ của riêng chúng. Khi bạn chạm phải 1 con sứa, thì những ngòi chích nhỏ xíu nhnưg cực kỳ nguy hiểm sẽ cắm vào da bạn và tiết ra chất độc. Phải, và chúng sẽ cực kỳ độc và "dai" đấy, dai dẳng đến mức mà xúc tu vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi bị đứt lìa khỏi cơ thể của sứa.

Ví dụ điển hình nhất thì có thể nhắc tới loài sứa Irukandji, với lượng độc chất thậm chí còn mạnh hơn nọc rắn hổ mang gấp nhiều lần, tức chỉ cần 1 vết chích thôi, dù không đau nhưng cũng đủ để khiến 1 người trưởng thành mất mạng rồi.

- Kể cả nếu may mắn sống sót qua lần chạm trán với nó, nạn nhân vẫn phải đối mặt với hội chứng Irukandji sau khoảng 30 phút từ lúc bị chích. Biểu hiện của hội chứng này gồm đau đớn toàn thân, ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, nhịp tim tăng, áp suất động mạch tăng cao, phù phổi,... và khiến họ hoảng sợ vì cảm giác cận kề cái chết

- Cho đến nay, có khoảng 2000 loài sứa được ghi nhận, trong đó thì có tới hơn 70 loài gây hại, hay thậm chí là gây Tu vong cho con người. Và bạn hiểu rồi đó, Irukandji không phải loài sứa có độc chất mạnh nhất đâu.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022