logo

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vậy, đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

A. Có kích thước nhỏ.                                   

B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào.

C. Đều có khả năng tự dưỡng.                       

D. Sinh trưởng nhanh.

Đáp án đúng: C. Đều có khả năng tự dưỡng.           


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án C

Đều có khả năng tự dưỡng là đặc điểm không đúng với vi sinh vật. Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học.


- Các kiểu môi trường sống của vi sinh vật

Vi sinh vật phát triển chủ yếu trong ba loại môi trường: Đất, khí và nước.

Vi sinh vật trong đất

Đất là nơi chứa nhiều loại vi sinh vật nhất. Vì đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện như độ ẩm, không khí, các chất dinh dưỡng vô cơ, hữu cơ để vi sinh vật phát triển.

Vi sinh vật sẽ phân bố tùy theo tính chất của đất và địa lý khác nhau:

+ Đất trồng trọt sẽ có rất nhiều vi sinh vật vì có nhiều chất mùn. Thuận lợi cho vi sinh phát triển và sinh sôi.

+ Đất sa mạc do hầu hết là đất cát, điều kiện khá khắc nghiệt nên lượng vi sinh ít rất nhiều.

Độ nông, sâu của đất cũng có ảnh hưởng tới sự phân bố vi sinh vật:

+ Độ sâu 10 – 20cm có nhiều vi sinh vật nhất, càng xuống sâu càng ít hơn.

+ Độ sâu 4 – 5m có thể không có vi sinh vật.

Vi sinh vật trong nước

Nước là môi trường phù hợp để vi sinh vật phát triển. Vì chúng sinh sôi nảy nở mạnh ở điều kiện ẩm ướt. Nước ở các vùng địa lý khác nhau có sự phân bố khác nhau:

Đối với môi trường nước ngọt:

+ Ở môi trường nước ngọt, đặc biệt là những nơi luôn có sự nhiễm khuẩn từ đất, hầu hết các nhóm vi sinh vật có trong đất đều có mặt trong nước, tuy nhiên với tỷ lệ khác biệt.

+ Nước ngầm và nước suối thường nghèo vi sinh vật nhất do ở những nơi này nghèo chất dinh dưỡng.

+ Ở ao, hồ và sông do hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nước ngầm và suối nên số lượng và thành phần vi sinh vật phong phú hơn nhiều. Ngoài những vi sinh vật tự dưỡng còn có rất nhiều các nhóm vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ. Hầu hết các nhóm vi sinh vật trong đất đều có mặt ở đây.

Đối với môi trường nước mặn bao gồm hồ nước mặn và biển, sự phân bố của vi sinh vật khác hẳn so với môi trường nước ngọt do nồng độ muối ở những nơi này cao. Tuỳ thuộc vào thành phần và nồng độ muối, thành phần và số lượng vi sinh vật cũng khác nhau rất nhiều. Môi trường càng mặn, càng ít vi sinh vật sinh sống.

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

Vi sinh vật trong không khí

Không khí có ít vi sinh vật hơn trong đất và nước vì không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Trong không khí chủ yếu là các vi sinh vật chịu được khô và ánh sáng mặt trời như vi khuẩn có nha bào, vi khuẩn sinh sắc tố, nấm. Vi sinh vật có trong không khí do ô nhiễm từ bụi đất và bụi chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp (nhà máy, bãi rác, sàn nhà bệnh viện). Vi sinh vật có thể theo hạt nước cuốn theo gió vào không khí, hoặc từ người khi nói, ho, hắt hơi bắn ra ngoài không khí.

Số lượng vi sinh vật trong không khí phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu.

Các vi khuẩn trong không khí chủ yếu là vi khuẩn có nha bào, vi khuẩn chịu được khô hanh. Một số vi khuẩn không gây bệnh thường gặp: Bacillus subtilis, vi khuẩn sinh sắc tố, vi khuẩn lưu huỳnh.


- Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp 

Đối với trồng trọt

Chúng được ứng dụng trong trồng trọt như một liệu pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Ngoài ra, chúng còn được dùng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ ví sinh.

Đối với chăn nuôi

Được sử dụng trong chăn nuôi để giúp khử mùi hôi của chuồng trại, làm đệm lót sinh học cho các loại gia súc, gia cầm; giúp chúng tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng cũng như sức chống chịu với các loại bệnh tật.

>>> Tham khảo: Vi sinh vật là gì?

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 31/07/2023