logo

Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi. Vậy, chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

A. Clostridium thermocellum                                  

B. Escherichia coli.

C. Penicillium chrysogenum                                   

D. Lactococcus lactis.

Đáp án đúng: A. Clostridium thermocellum        


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A

Clostridium thermocellum được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường. Clostridium (Tên của chúng xuất phát từ tiếng Hy Lạp (κλωστήρ), có nghĩa là trục quay) là một dòng trực khuẩn Gram dương thuộc họ Firmicus. Đây là những vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, có thể sinh sôi nảy nở khi môi trường không thuận lợi.


- Khái niệm và phân loại ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động từ tự nhiên khác có các tác động tới môi trường theo hướng tiêu cực. Vấn đề nguyên nhân biến đổi khí hậu ở việt nam đang rất được quan tâm.

Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Không riêng gì tại Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình trạng ô nhiễm.Có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm biển…

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiễm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

+ Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

+ Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.


- Chủng Clostridium làm chất nền phân hủy sinh học trong nước thải

Theo nghiên cứu, bể xử lý SBR nước thải chế biến sữa (V = 100mL) được sử dụng để sản xuất VFA trong cùng điều kiện hoạt động với nghiên cứu hiện tại (pH = 10) bằng cách sử dụng ba chất nền khác nhau là nước thải chế biến sữa nước thải sản xuất pho mát và chất nền glucose. Trong kết quả của các nghiên cứu này, VFA cao nhất thu được là 1942 ± 120 mg COD/L từ nước thải chế biến sữa, 1993 ± 58 mg COD/L từ nước thải sản xuất pho mát và 2975 ± 12 mg COD/L từ glucose (ở pH ban đầu 10). 

Mặc dù mở rộng quy mô (lớn hơn 14 lần) và bể phản ứng ASBR khác nhau, việc tăng cường sinh học đã cải thiện tổng sản lượng VFA hơn hai lần so với các nghiên cứu trước đây (ở nước thải chế biến sữa và nước thải sản xuất pho mát). Ngoài ra, không chỉ từ chất nền phức hợp mà còn từ chất nền glucose, chất tăng sinh sinh học tăng cường 1,5 lần tổng sản lượng VFA.

Quá trình sản xuất và thành phần VFA có mối liên hệ chặt chẽ với nước thải. Do đó, chiến lược phân tích sinh học phải được thiết kế dựa trên đặc điểm nước thải và sản lượng mong muốn. Tổng sản lượng VFA được đưa ra cùng với sự tăng trưởng của Clostridium butyricum và sản xuất axit butyric trong bể sinh học.

>>> Tham khảo: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 31/07/2023