Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Hãy để Toploigiai chia sẻ thêm thông tin tới bạn trong phần tiếp theo
A. Diện tích đất nông nghiệp lớn.
B. Phần lớn diện tích được sử dụng gieo trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
C. Vùng đất cửa sông, ven biển hiện đang được cải tạo để nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Cơ cấu mùa vụ đang có xu hướng giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa đông xuân và hè thu.
Đáp án đúng là: B. Phần lớn diện tích được sử dụng gieo trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước. Phần lớn diện tích được sử dụng gieo trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu là đặc điểm không đúng với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta.
Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km2.
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
Dân số: đến năm 2010 dân số toàn vùng đạt trên 17.272,2 nghìn người. Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 23,2%.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh. Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tíchđất tự nhiên của vùng ĐBSCL là 4,08 triệu ha, trong đó: đất nông nghiệp có 3.410 nghìn ha, chiếm 84%; đất phi nông nghiệp có 634 nghìn ha, chiếm 15 %; đất chưa sử dụng còn 37 nghìn ha, chiếm 1%.
Đất trồng lúa: diện tích đất trồng lúa năm 2015 là 1.910 nghìn ha (chiếm 56,00% diện tích đất nông nghiệp), tập trung ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp. Diện tích đất trồng lúa giai đoạn 1991 - 2000 của vùng tăng mạnh với diện tích 486 nghìn ha (bình quân mỗi năm tăng khoảng 49 nghìn ha), do giai đoạn này, nền kinh tế của vùng phụ thuộc nhiều vào sản xuất lúa, gạo thuần túy cũng như điều kiện kinh tế để đầu tư các mô hình sản xuất hàng hóa của người dân có hạn. Giai đoạn 2001 - 2015, diện tích đất trồng lúa liên tục có xu hướng giảm, đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2010 (bình quân mỗi năm giảm khoảng 30 nghìn ha). Giai đoạn này, tốc độ phát triển kinh tế của Vùng, của người dân theo chiều hướng gia tăng, đặc biệt là phát triển thị trường sản phẩm nuôi trồng thủy sản, sản phẩm cây ăn quả, trong khi đó quá trình khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng diễn ra mạnh mẽ,... dẫn đến tình trạng chuyển đổi đất lúa sang các mục đích khác theo quy hoạch hoặc tự phát của người dân liên tục xảy ra.
>>>Tham khảo: So sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng