logo

Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung

Lời giải và đáp án chính xác, dễ hiểu cho câu hỏi: “Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung” kèm kiến thức tham khảo bổ trợ hay nhất là tài liệu học tập hay và hữu ích dành cho các bạn học sinh. Cùng Top lời giải ôn tập tốt nhé!


Trắc nghiệm: Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung

A. Thường gắn liền với một đô thị có quy mô vừa hoặc nhỏ.

B. Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

C. Ranh giới mang tính quy ước, diện tích lãnh thổ khá lớn.

D. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung: Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

Giải thích

Đặc điểm chung của khu công nghiệp tập trung

- Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân cư sinh sống.

- Có ranh giới rõ ràng.

- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

- Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

- Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

- Quy mô: Diện tích 50 ha đến vài trăm ha.


Kiến thức tham khảo về Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung

1. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.

- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.


2. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó có một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.

- Đặc điểm:

+ Gồm 1 - 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.

+ Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ giữa các XN.

+ Phân công lao động về mặt địa lí, độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

b. Khu công nghiệp tập trung

- Khái niệm: Là khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Đặc điểm:

+ Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống

+ Có ranh giới rõ ràng

+ Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao

+ Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

+ Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.

+ Quy mô: diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha, gồ nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có nhiều công nhân và có tay nghề.

c. Trung tâm công nghiệp

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

- Đặc điểm

+ Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quá trình công nghệ.

+ Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

+ Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

+ Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo.

+ Công nhân có trình độ tay nghề cao.

+ Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

+ Quy mô lớn.

d. Vùng công nghiệp

- Khái niệm: Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Đặc điểm:

+ Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ, bổ trợ.

+ Quy mô: rộng lớn.

Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung

Xem thêm:

>>> Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp


3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam?

Lời giải

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam:

- Điểm công nghiệp:

+ Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La)

+ Chế biến cà phê ở Tay Nguyên

+ Chế biến gỗ ở Gia Nghĩa ( Đăk Nông)

- Khu công nghiệp:

+ Khu chế xuất Tân Thuận

+ Khu chế xuất Linh Trung 1.

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc…

+ Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…

- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của bộ công nghiệp năm 2001, cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.

+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Tại sao ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?

Lời giải

- Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên hình thành các khu công nghiệp tập trung.

- Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyên giao công nghệ tiên tiến, góp phẩn hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.

icon-date
Xuất bản : 21/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022