logo

Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông là?

icon_facebook

Nhà nước phong kiến

- Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy.

- Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.

- Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế.

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.

Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông là?

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân.


Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Đông

Những đặc điểm cơ bản:

- Thời kì hình thành: hình thành từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

- Thời kì phát triển: từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Thời kì khủng hoảng và suy vong:Từ thế kì XVI đến thế kỉ XIX

- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn

- Các giai cấp: Địa chủ và nông dân

- Phương pháp bóc lột: địa tô

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Giai cấp thống trị: Vua,quan,dịa chủ

+ Thể chế nhà nước: Chế độ quân chủ

+ Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến,nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực,trở thành Hoàng để hay Đại vương.


Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở Châu Âu

Nội dung so sánh

Phương Đông

Phương Tây

Thời gian hình thành Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.
Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm. Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.
Thời kì khủng hoảng Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ. Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn. Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế). Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
Thể chế chính trị Quân chủ Quân chủ

Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) còn được gọi là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó có Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 17/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads