logo

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) có những nét độc đáo gì? Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống?

icon_facebook

Câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) có những nét độc đáo gì? Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Trả lời

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Chủ động tiến công địch để phòng vệ, đẩy địch vào thế bị động.

- Thực hiện phòng vệ tích cực để tấn công.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” làm cho địch hoang mang, lo sợ

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất

Vai trò của Lý Thường Kiệt

- Lý Thường Kiệt là người trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo cuộc kháng chiến

- Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”, ông chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt để chặn đường tiến công của địch

- Ông nắm bắt thời cơ, chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075- 1077) có những nét độc đáo gì? Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống?

* Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập

Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập phải kể đến trận đánh Tống kinh thiên động địa cuối năm 1075. Trận đánh này do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân Đại Việt vượt biên giới phía bắc đánh các châu phía nam của nhà Tống như: Khâm, Liêm và Ung châu nhằm phá hủy đường xá, cầu cống, các kho lương thực và vũ khí mà Tống tích trữ để chuẩn bị đánh Đại Việt.

Đây là kế hoạch của Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch . Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại Việt rút về nước.

Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh Tống trong trận này như sau:

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng

Hoặc là:

Đem chuông đi đánh xứ người

Chẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danh

Chiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông (32) đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. 

Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ (33) và Triệu Tiết (34) cùng 12 tướng (35) đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân (36) tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt (37) và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch (38).

Các lần cầm quân đánh quân Chiêm phải kể đến trận chiến năm 1069 (39), Lý Thường Kiệt bắt được vua Chiêm là Chế Củ và các tôn thất, sau đó Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính (40), Địa Lý (41) và Ma Linh (42) để chuộc mạng. Tháng 10 năm 1103, mặc dù tuổi cao nhưng Lý Thường Kiệt đã xin vua cho đi đánh Lý Giác (43) ở Diễn Châu nổi lên làm phản.

Năm 1104, ở tuổi 85 nhưng Lý Thường Kiệt vẫn còn cầm quân trực tiếp đi đánh Chiêm Thành khi vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu do Chế Củ đã dâng cho

Đại Việt để chuộc tội trước đây. Lý Thường Kiệt đã đánh thắng trận này, buộc Chế Ma Na phải nộp lại vùng đất đó cho Đại Việt.

icon-date
Xuất bản : 08/09/2022 - Cập nhật : 20/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads