logo

Củ khoai tây sinh sản bằng gì?

icon_facebook

Củ khoai tây sinh sản bằng thân củ. Trên củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới


Câu hỏi: Củ khoai tây sinh sản bằng gì?

Trả lời:

Củ khoai tây là một phần của thân nằm trong đất , phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ . Nếu quan sát thật kĩ , ta sẽ thấy trên củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong . Để một thời gian sau , những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm , mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới . Như vậy , khoai tây sinh sản bằng thân củ .


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Tên gọi

- Danh pháp hai phần: Solanum tuberosum

- Thuộc họ Cà: (Solanaceae)

Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%, protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP [40]. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang

Khoai tây là một trong những loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi thời gian sinh trưởng ngắn (80-100 ngày), dễ trồng, cho năng suất cao (có thể tới 5-20 tấn củ/ha) và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Ở nước ta, khoai tây chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Trong đó, vùng có điều kiện thuận lợi và cũng là vùng sản xuất khoai tây chủ yếu là vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ.

[CHUẨN NHẤT] Củ khoai tây sinh sản bằng gì?

2. Đặc điểm của khoai tây

Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum. Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ XVI và trở nên phổ biến trên toàn cầu như ngày nay.

Mặc dù là một loại rau củ quả cao cấp và có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng khoai tây ở nước ta đang ngày càng thu hẹp diện tích, hiện chỉ đạt dưới 20 nghìn ha/năm. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích trên mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng.

Là loại cây phát triển và thích nghi ở nhiệt độ ôn hòa 20 – 22℃ nên Đà Lạt là nơi có khí hậu trồng khoai tây thích hợp nhất cả nước. Tuy nhiên sản lượng của chúng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc chiếm 90 – 95% diện tích trồng khoai cả nước.


3. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây khoai tây

Thời kỳ ngủ nghỉ

- Thời kỳ ngủ nghỉ của khoai tây nghĩa là khoai tây mới thu hoạch và không có khả năng mọc mầm

- Các yếu tố tác động đến thời kỳ ngủ nghỉ của cây khoai tây phụ thuộc vào giống, sự chà sát cơ giới và cả hóa chất nữa

- Sau khi được phá ngủ củ khoai tây mới có khả năng mọc mầm

[CHUẨN NHẤT] Củ khoai tây sinh sản bằng gì? (ảnh 2)
Cây khoai tây

Thời kỳ mọc mầm

- Thời kỳ mọc mầm là giai đoạn phát triển đầu tiên

- Ở các mắt củ khoai tây mọc các mầm nhỏ và các mầm này sẽ phát triển thành cây con

- Các yếu tố dưới đây quyết định đến tốc độ mọc mầm của cây khoai tây:

+ Củ giống: chọn củ không bị xây xát, thối hỏng mọc mầm nhanh, mầm khỏe

+ Nhiệt độ: 22-30oC, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến cây khó mọc mầm

+ Độ ẩm đất: khoảng 80-85%, nếu đất quá khô cũng sẽ khiến cây chậm mọc mầm, nếu đất quá ẩm sẽ làm cho củ bị thối

- Củ đúng tuổi sẽ mọc mầm nhanh hơn so với củ non

- Nếu trong điều kiện nhiệt độ ấm áp sẽ kích thích củ mọc mầm rất nhanh

- Trong một mắt củ, mầm ở giữa sẽ mọc mầm trước

- Các mầm ở phần đỉnh củ mọc nhanh và khoẻ hơn mầm ở phần gốc củ

- Trên một củ, các mầm mọc trước thường phát triển nhanh hơn và ức chế các mầm ở gốc. Khi mầm này bị gãy các mầm khác sẽ có cơ hội phát triển.

[CHUẨN NHẤT] Củ khoai tây sinh sản bằng gì? (ảnh 3)
Thời kỳ ra hoa của cây khoai tây

Thời kỳ hình thành tia củ

- Sau khi mọc được khoảng 15-20 ngày cây khoai tây sẽ hình thành tia củ rất sớm

- Tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc cũng như thời vụ giống mà thời kỳ phát triển tia củ có thể ngắn hoặc dài, thường kéo dài khoảng 30-45 ngày

- Nhiệt độ thích hợp: 17-20oC

- Độ ẩm thích hợp: 70-80%

- Đất phải tơi xốp, thoáng, sạch sẽ

Thời kỳ thân củ phát triển

- Đây là giai đoạn các chất dinh dưỡng được vận chuyển hết đến củ giúp củ lớn nhanh và làm cho củ phình to

- Thời kỳ này kéo dài khoảng 25-30 ngày tùy thuộc vào giống

- Củ phát triển rất nhanh nếu nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao.

- Nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn, đất đủ ẩm và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp củ phát triển rất nhanh

- Các yếu tố quyết định đến năng suất cây khoai tây: thời vụ trồng thích hợp, cách chăm sóc như tưới nước, bón phân

[CHUẨN NHẤT] Củ khoai tây sinh sản bằng gì? (ảnh 4)

 


4. Dinh dưỡng

Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o,2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magnesi, phosphor, sắt và kẽm.

Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.

Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau.

Do chứa nhiều cacbonhydrat, khoai tây được cho là khiến cho người bị béo phì dư thừa nhiều hơn chất béo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học California, Davis và Trung tâm Quốc gia về An toàn Thực phẩm và Công nghệ, Viện Công nghệ Illinois chứng minh rằng mọi người có thể đưa khoai tây vào chế độ ăn uống của họ và vẫn giảm cân.

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads