logo

CrO3 màu gì?

Câu hỏi: Crom (VI) oxit (CrO3) có màu gì?

A. Màu đỏ thẫm. 

B. Màu vàng.  

C. Màu da cam.     

D. Màu xanh lục .

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Màu đỏ thẫm. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các tính chất của Crom (VI) oxit nhé

[CHUẨN NHẤT] CrO3 màu gì?

I. Định nghĩa Crom

Crom là một kim loại chuyển tiếp có ký hiệu hóa học là Cr, số hiệu nguyên tử là 24. Crom là kim loại rất cứng (chỉ thua kim cương) có màu trắng ánh bạc.

    Crom là kim loại nặng có khối lượng 7,2g/ cm3, khó nóng chảy nhưng vẫn rèn được. Trữ lượng crom lớn nhất trên thế giới tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Phi. 

    Trong môi trường tự nhiên, Crom nằm chủ yếu trong khoáng vật cromit FeCr2O4(FeO.Cr2O3), oxit crom được tách ra khỏi quặng, sau đó được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm như sau: Cr2O3 + 2Al →  2Cr + Al2O3.

  Với phương pháp trên, độ tinh khiết của Crom thu được rất cao(từ 97-99%).

  Crom được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống con người :

- Crom được dùng để mạ các vật dụng bằng thép hay bằng các kim loại khác, vừa giúp tăng tình thẩm mỹ đồng thời bảo vệ các vật dụng kim loại khỏi bị ăn mòn.

- Trong ngành công nghiệp thì crom được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất thép là chủ yếu.


II. Tính chất vật lí & nhận biết CrO3

- Tính chất vật lí: 

+ CrO3 được đọc là crom (VI) oxit hay crom trioxit, là những tinh thể hình kim rất độc khi tiếp xúc với con người, khả năng hút ẩm rất cao và có màu đỏ thẫm. 

+ Nhiệt độ nóng chảy của CrO3 tương đối thấp là 197 độ C, so với CrO và Cr2O3 thì nhiệt độ này thấp hơn rất nhiều.

- Nhận biết: Tan được trong dung dịch NaOH, cho dung dịch màu vàng

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O


III. Tính chất hóa học của CrO3

Crom trioxit là một oxit axit không bền (CrO3 không phải là oxit lưỡng tính).

1. Tính chất của oxit axit:

- Tác dụng với nước

CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)

Chú ý: Những axit này là những axit mạnh, kém bền nên không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân hủy trở lại thành CrO3.

- Tác dụng với dung dịch bazo

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

2. Tính oxi hoá mạnh:

- Do có tính oxi hóa mạnh nên CrO3 có thể tác dụng với một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

3S + 4CrO3 → 3SO2+ 2Cr2O3

- Là chất kém bền

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2


IV. Điều chế CrO3

- Cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa Kali đicromat hoặc Kali cromat.

K2Cr2O7 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O


V. Ứng dụng

Crom(VI) oxit được sử dụng trong mạ crôm. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ nhưng không phản ứng với các trioxit. Các trioxit phản ứng với cadimi, kẽm, và kim loại khác để thụ động hóa crom giúp chống lại sự ăn mòn. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. Axit cromic là dung dịch cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anot lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Axit cromic hoặc axit photphoric cũng là giải pháp ưu tiên cho việc phủ sơn anot các loại.

Trong phòng thí nghiệm ứng dụng thí nghiệm này, ứng dụng khả năng oxi hóa của CrO3 được tạo ra để rửa sạch dụng cụ thủy tinh như bình cầu, cốc thủy tinh,…

Cách bảo quản: Do Axit Cromic CrO3 hút ẩm mạnh nên nó cần được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và tránh ảnh nắng trực tiếp.

icon-date
Xuất bản : 09/11/2021 - Cập nhật : 09/11/2021