logo

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1


1. Các bước chung khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số:(6 dấu +)

+ Tập xác định:

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1

+ Đạo hàm:

- Đối với hàm bậc 3, bậc 4: Giải phương trình tìm nghiệm.

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 2)

+ Bảng biến thiên:

Nhận xét về chiều biến thiên và cực trị.

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 3)

+ Vẽ đồ thị:

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 4)
Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 5)

2. Lập bảng xét dấu của một biểu thức P(x)

    Bước 1. Tìm nghiệm của biểu thức P(x), hoặc giá trị của x làm biểu thức P(x) không xác định.

    Bước 2. Sắp xếp các giá trị của x tìm được theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

    Bước 3. Sử dụng máy tính tìm dấu của P(x) trên từng khoảng của bảng xét dấu.


3. Tìm điều kiện của tham số m để hàm số y = f(x) đồng biến, nghịch biến trên khoảng (a;b) cho trước

    Cho hàm số y = f(x, m) có tập xác định D, khoảng (a; b) ⊂ D:

    - Hàm số nghịch biến trên (a; b) ⇔ y' ≤ 0, ∀ x ∈ (a; b)

    - Hàm số đồng biến trên (a; b) ⇔ y' ≥ 0, ∀ x ∈ (a; b)

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 6)

    - Hàm số nghịch biến trên (a; b) ⇔ y' < 0, ∀ x ∈ (a; b)

    - Hàm số đồng biến trên (a; b) ⇔ y' > 0, ∀ x ∈ (a; b)


4. Kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm số bậc ba y = ax3 + bx2 + cx + d (a ≠ 0)

    Ta có y' = 3ax2 + 2b x + c

    - Đồ thị hàm số có hai điểm cực trị khi phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt

⇔ b2 - 3ac > 0. Khi đó đường thẳng qua hai điểm cực trị đó là :  

Bấm máy tính tìm ra đường thẳng đi qua hai điểm cực trị : 

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 7)

Hoặc sử dụng công thức: 

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 8)

    - Khoảng cách giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số bậc ba là:

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 9)

5. Phương pháp tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số:

a. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) xác định trên 1 đoạn [a;b]

- Hàm số liên tục trên đoạn [a;b]

- Tính đạo hàm .

Giải phương trình y = 0 . Tìm các nghiệm xi ∈ [a;b] (i = 1,2,3....)

- Tính y(a) , y(b) , y(xi)

- So sánh và kết luận.

b. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) trên 1 khoảng hoặc nửa khoảng (a;b),(a;+∞),(-∞;b),[a;b),(a;b] …

- Tìm tập xác định.

- Tính đạo hàm

- Lập bảng biến thiên

- Dựa vào bảng biến thiên, so sánh và kết luận.


6. Quy tắc tìm giới hạn vô cực

    Quy tắc tìm GH của tích f(x).g(x)

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 10)

7. Quy tắc tìm giới hạn của thương 

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 11)
Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 12)

(Dấu của g(x) xét trên một khoảng K nào đó đang tính giới hạn, với x ≠ x0 )

Chú ý : Các quy tắc trên vẫn đúng cho các trường hợp:

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 13)

8. Dùng đồ thị biện luận theo tham số m số nghiệm của phương trình.

Cho đồ thị (C) : y = f(x) . Dùng đồ thị (C), biện luận theo m số nghiệm của phương trình .

Biến đổi phương trình h(x,m) = 0 về dạng f(x) = g(m) (*).

- Số nghiệm của phương trình (*) là số giao điểm của hai đồ thị :

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 14)

- Bảng kết quả :

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 15)

Lưu ý: Nếu bài toán chỉ yêu cầu tìm các giá trị của m để phương trình có đúng 3 nghiệm, 4 nghiệm,… ta không cần lập bảng kết quả như trên mà chỉ cần chỉ rõ các trường hợp thỏa đề (Dựa vào đồ thị ta thấy (C) và (d) cắt nhau tại đúng 3 điểm, đúng 4 điểm …)


9. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong (C). Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm M0(x0; y0) là: y = f'(x0)(x - x0) + y0

Lưu ý: Ta phải tìm được 3 đại lượng: 

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 16)

Dạng 1: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hoành độ tiếp điểm

- Tính đạo hàm y'

- Thay x0 vào y tính y0

- Thay x0 vào y tính f'(x0)

- Phương trình tiếp tuyến: y = f'(x0)(x - x0) + y0

Dạng 2: Viết phương tiếp tuyến khi biết tung độ tiếp điểm y0 .

- Giải phương trình f(x0) = y0 tìm x0 .

- Thay x0 vào y tính f'(x0)

- Phương trình tiếp tuyến: y = f'(x0)(x - x0) + y0

Dạng 3: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc k .

- Giả sử tiếp điểm là M0(x0; y0)

- Giải phương trình f'(x0) = k tìm x0 .

- Thay x0 vào y ta tìm được y0 .

- Phương trình tiếp tuyến: y = f'(x0)(x - x0) + y0

Lưu ý:

- Nếu tiếp tuyến song song với đường thẳng y = ax + b thì f'(x0) = a .

- Nếu tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) thì 

Công thức tính nhanh Đại số 12 Chương 1 (ảnh 17)
icon-date
Xuất bản : 18/01/2022 - Cập nhật : 18/01/2022

Tham khảo các bài học khác