logo

Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học


Công thức phân tử của Axit Axetic

Axit axetic có công thức phân tử là C2H4O2, phân tử khối bằng 60 g/mol. Công thức cấu tạo của nó là:

Trong phân tử CH3COOH, nhóm –COOH làm cho nó có tính axit.

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học

Tính chất vật lý axit axetic CH3COOH

Axit axetic CH3COOH là chất lỏng không màu, có vị chua và tan hoàn toàn trong nước.

Khối lượng riêng: 1.049 g/cm3 (l), 1.266 g/cm3 (s).

Nhiệt độ nóng chảy: 16.5oC.

Nhiệt độ sôi: 118.2oC.

Nhiệt độ sôi của axit axetic CH3COOH lớn hơn rượu dùng chúng cùng phân tử khối do sự liên kết bền vững của các phân tử hydro.

Khi đun nóng, axit axetic có thể hòa tan một lượng nhỏ photpho và lưu huỳnh.

Tan tốt trong xenlulozo và nitroxenlulozo.

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học (ảnh 2)
Cấu tạo phân tử axit axetic CH3COOH

Tính chất hóa học của axit axetic

Nguyên tử hydro trong nhóm cacboxyl có thể cung cấp một proton H+, làm chúng có tính chất axit, tuy nhiên, axit axetic là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic. Dung dịch có nồng độ mol 1 M (giấm ăn trong gia đình) có độ pH là 2.4, tức chỉ có 0.44 % phân tử axit axetic bị phân ly.

Axit axetic lỏng là dung môi phân cực với hằng số điện ly khoảng 6.2.

Nó có khả năng hòa tan các hợp chất không phân cực như dầu, các nguyên tố lưu huỳnh, iot và các dung môi phân cực như nước, chloroform, hexan.

Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tào thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.

Axit axetic tác dụng với bazo, cacbonat và bicacbonat  để tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic (phổ biến nhất là natri bicacbonat với giấm ăn):

NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O

Trừ crom (II) axetat, tất cả các axetat khác đều tan được trong nước.

Tác dụng với kiềm tạo ra nước và ethanoat kim loại:

NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O

Axit axetic phân hủy ở nhiệt độ lớn hơn 440oC tạo thành cacbonic, metan hoặc ethenon và nước.

Tác dụng với rượu tạo thành este:

ROH + CH3COOH → CH3COOR + H2O

Axit axetic làm ăn mòn các kim loại và tạo ra khí hydro và các muối axetat:

Mg + 2CH3COOH →  (CH3COO)2Mg + H2

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học (ảnh 3)
Axit axetic có tính ăn mòn kim loại

Nhôm thụ động với axit axetic do khi phản ứng, nó tạo ra lớp màng mỏng nhôm oxit trên bề mặt, ngăn chặn sự ăn mòn. Vì vậy, các nhà sản xuất vẫn thường dùng bình chứa bằng nhôm để đựng dung dịch này.  

Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon ( 90 - 100oC):

Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl

Tác dụng với axetylen (xúc tác thủy ngân, nhiệt độ 70 - 80oC) thành etyl diaxetat:

C2H2 + 2CH3COOH → CH3CH(OCOCH3)2

Tác dụng với amoniac tạo thành amid:

NH3 + CH3COOH → NH3CH3COOHNH4

Phản ứng decacboxyl hóa thành axeton (Xúc tác mangan oxit, nhiệt độ):

C2H2+ CH3COOH → CH2CHOCOCH3

Cùng top lời giải tìm hiểu thêm các bài tập về axit axetic nhé

Câu 1. Axit axetic có tính axit vì trong phân tử:

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học (ảnh 4)

 

 

 

 

Đáp án đúng: D

Câu 2. Trong các chất sau đây, chất nào có tính axit ? Giải thích tại sao.

[CHUẨN NHẤT] Công thức phân tử của Axit Axetic, tính chất vật lý hóa học (ảnh 5)

Bài làm:

Chất a có tính axit do trong phân tử chất có nhóm –COOH.

Câu 3. Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe?

Viết các PTHH xảy ra nếu có.

Bài làm:

Axit axetic tác dụng với các chất: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.

Phương trình phản ứng xảy ra:

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O

CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 ↑ + H2O

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2 ↑

Câu 4. Hãy viết PTHH điều chế axit axetic từ:

a) natri axetat và axit sunfuric.

b) rượu etylic.

Bài làm:

a) Điều chế CH3COOH từ natri axetat và axit sunfuric:

2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

b) Điều chế CH3COOH từ rượu etylic:

CH3CH2OH + O2 (lên men) → CH3COOH + H2O

Câu 5. Cho 60 g CH3COOH tác dụng với 100 g CH3CH2OH thu được 55 g CH3COOC2H5.

a) Viết PTHH và gọi tên sản phẩm của phản ứng.

b) Tính hiệu suất của phản ứng trên.

Bài làm:

a) Phương trình hóa học:

CH3COOH + CH3CH2OH ⇔ CH3COOC2H5 (etyl axetat)

b) Ta có:

  • nCH3COOH = 60 / 60 = 1 (mol)
  • nCH3CH2OH = 100 / 46 = 2,17 (mol)

Theo PTHH, ta có:

  • nCH3COOH = nCH3CH2OH = nCH3COOC2H5 = 1 mol

Khối lượng CH3COOC2H5 thu được theo lý thuyết là:

mCH3COOC2H5 = 1 x 88 = 88 g

Hiệu suất của phản ứng là:

H = (55 / 88) x 100% = 62,5%

Câu 6: Cho dung dịch axit axetic nồng độ a % tác dụng vừa đủ với dd NaOH nồng độ 10% thu được dd muối có nồng độ 10,25%. Hãy tính a.

Bài làm:

Ta có phương trình hóa học của phản ứng:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Gọi m (g) và m’ (g) lần lượt là khối lượng của CH3COOH và NaOH. Ta có:

nCH3COOH = (m x a) / (100 x 60) = ma/6000

nNaOH = (m’ x 10) / (100 x 40) = m’/400

Theo PTHH, ta có:

nCH3COOH = nNaOH

⇔ ma/6000 = m’/400 (*)

⇔ a = 15m’/m

Ta có: nCH3COONa = nNaOH = m’/400

⇔ mCH3COONa = (m’/400) x 82

Theo để ra, ta có nồng độ muối thu được là 10,25%.

C% CH3COONa = (mCH3COONa / mdd) x 100 (Với mdd = m + m’)

⇔ 10,25 = [[(m’/400) x 82] / (m + m’)] x 100

Giải ra, ta được m = m’.

Thay m = m’ vào (*), ta được a = 15.

Vậy nồng độ của dung dịch CH3COOH có nồng độ là 15%.

icon-date
Xuất bản : 30/07/2021 - Cập nhật : 11/08/2023

Tham khảo các bài học khác