logo

Công thức hóa học của Axit Clohidric

Công thức hóa học của Axit Clohidric:

Axit clohidric hay còn gọi là Acid Hydrocloric có công thức hóa học là HCl, là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử clo, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua trong nước.

[CHUẨN NHẤT] Công thức hóa học của Axit Clohidric

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chung về Axit và công thức hóa học của axit nhé.


1. Khái niệm axit là gì?

Axit (Acid) là hợp chất có cấu tạo gồm gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hiro. Các gốc axit vô cơ thường gặp là:

[CHUẨN NHẤT] Công thức hóa học của Axit Clohidric (ảnh 2)

Các axit hữu cơ thường gặp là Axit formic (có trong nọc kiến), Axit axetic( trong giấm ăn), Axit propionic (có trong đường phân hủy), Axit stearic (có trong mỡ bò), Axit lactic có trong sữa chua.


2. Công thức hóa học của axit

Axit có dạng công thức tổng quát là HxA. Trong đó:

  • H là nguyên tử Hiđro
  • x là chỉ số của nguyên tử H
  • A là gốc axit

Ví dụ:

  • CTHH của axit nitric: HNO3
  • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
  • CTHH của axit photphoric: H3PO4

3. Cách đọc tên axit

* Đối với axit không có oxi

Tên axit sẽ được gọi: axit + tên latinh của phi kim + hiđric

Ví dụ: HCl – axit clohiđric

* Đối với axit có nhiều oxi

Axit + tên latinh của phi kim + ic

Vì dụ: HNO3 – axit nitric

* Đối với axit có ít nguyên tử oxi

Axit + tên latinh của phi kim + ơ

Ví dụ: HNO2 – axit nitrơ


4. Phân loại axit

Tùy thuộc vào các tiêu chí mà có thể phân axit thành các loại khác nhau:

a. Dựa vào tính chất hóa học

  • Axit mạnh: những axit khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion

HCl → H+ + Cl-

HNO3 → H+ + NO3-

Một số axit mạnh thường gặp: HCl, HNO3, H2SO4,..

  • Axit yếu: những axit khi tan trong nước chỉ có thể phân li một phần ra ion

CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

Một số axit yếu thường thấy: H2S, H2CO3,…

b. Dựa vào nguyên tử oxi

- Axit không có oxi như HCl, H2S, HI,..

- Axit có oxi như H2SO4, H3PO4, H2CO3,…

c. Dựa theo số nguyên tử H trong phân tử

- Axit một nấc: trong dung dịch nước chỉ có thể phân li một nấc ra ion H+

- Axit nhiều nấc: trong dung dịch nước có khả năng phân li nhiều nấc ra ion H+

d. Các phân loại khác

- Axit vô cơ: HCl, HNO3,..

- Axit hữu cơ: HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH,…


5. Cách xác định axit mạnh yếu

- Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hiđro có trong axit đó. Nếu nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.

- Đối với các axit có oxy trog cùng một nguyên tố thì càng ít oxy, axit lại càng yếu.

HClO4 > HClO3 > HClO> HClO

- Đối với các axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất mà nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu.

HClO4 > H2SO4 > H3PO4

- Đối với axit của nguyên tố trong cùng nhóm A

  • Axit có oxy: tính axit đã tăng dần từ dưới lên HIO4 < HBrO4 < HClO4
  • Axit không có oxy: tính axit sẽ giảm dần từ dưới lên HI > HBr > HCl > HF

- Đối với axit hữu cơ RCOOH

  • Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit sẽ giảm

HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH

  • Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hay có nguyên tố halogen,…) thì tính axit sẽ mạnh.
icon-date
Xuất bản : 13/08/2021 - Cập nhật : 13/08/2021