logo

Con dại cái mang muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Con dại cái mang muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam 


Trắc nghiệm: Con dại cái mang muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

A. Nhà nước

B. Xã hội

C. Gia đình

D. Nhà trường

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Gia đình

"Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em.


Kiến thức mở rộng về Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam


I. Lý thuyết 

1. Khái quát nội dung câu chuyện

* Hoàn cảnh của Thái

- Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi; bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng; ở với bà ngoại già yếu; làm thuê vất vả.

- Thái không được hưởng quyền: Được bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo (đi học, có nhà ở).

* Để trở thành người tốt

Thái phải làm: Đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú, thực hiện tốt nội quy của trường; chịu khó làm việc, không nghe theo kẻ xấu; vừa đi học, vừa đi làm.

=> Ý nghĩa: Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em được Việt Nam tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của nước ta. Trong đó nêu rõ các quyền mà trẻ em được hưởng.

* Các quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam:

- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

- Quyền được sống chung với bố mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.

- Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.

- Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm.

2. Nội dung bài học

2.1. Nội dung các quyền

* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

* Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

Con dại cái mang muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?
Trẻ em có quyền được học tập

2.2. Bổn phận trẻ em

- Vâng lời ông bà, cha mẹ

- Yêu quý, kính trọng bố mẹ, ông bà, anh chị

- Chăm chỉ có ý thức tự giác học tập

- Tích cực giúp đỡ gia đình.

2.3. Trách nhiệm gia đình, xã hội

- Gia đình có trách nhiệm bảo vệ , chăm sóc, nuôi dạy trẻ em…

- Xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền lợi trẻ em…


II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong các hành vi sau đây theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

(1). Làm giấy khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm giấy khai sinh

(2). Đánh đập, hành hạ trẻ em

(3). Đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng

(4). Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống

(5). Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện

(6). Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Trả lời:

Hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em: (1), (2), (3), (6)

Câu 2. Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em

Trả lời:

- Tổ chức tiêm phòng vacxin cho trẻ

- Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ ở những vùng thiên tai, lũ lụt

- Tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo khó, cơ nhỡ

- Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo không nơi nương tựa

- Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật.

Câu 3. Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ: Trộm cắp), em sẽ làm gì?

(1). Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương

(2). Im lặng, bỏ qua

(3). Nói với bố mẹ hoặc các thầy cô giáo trong trường đề nghị giúp đỡ

(4). Biết sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ, phải làm theo lời dụ dỗ

Trả lời:

Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội (ví dụ: trộm cắp), em sẽ: (1), (3)

Câu 4. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ học đi cả đêm không về nhà. Cuối năm, Tú không đủ điểm để lên lớp, phải học lại

Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai trái của Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?

Trả lời:

- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh

- Không làm tròn bổn phận của một người con: Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh

Câu 5. Câu khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO là gì?

Trả lời:

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"

Câu 6. Nêu một vài câu nói của Bác Hồ về việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em?

Trả lời:

- Vì lợi ịch 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

- Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan

Câu 7. Em có biết chủ đề của tháng hành động vì trẻ em năm 2008 được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động trên toàn quốc từ 15/5 đến 30/6/2008 là gì?

Trả lời:

Chủ đề của tháng hành động vì trẻ em năm 2008 được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động trên toàn quốc từ 15/5 đến 30/6/2008 là: "An toàn để trẻ em sống và phát triển"

Câu 8. Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình, nhà trường và xã hội?

Trả lời:

- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình

- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

- Đối với xã hội: Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

Câu 9. Kể những việc làm của Nhà nước, xã hội góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?

Trả lời:

- Ban hành luật pháp quy định các quyền của trẻ em nhằm bảo vệ lợi ích và chăm sóc, giáo dục cho trẻ em

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Câu 10. Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị rất đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 13- 15 tuổi. Những trẻ em này đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Nếu em nào hết tiền uống rượu, hút thuốc thì chị Hiền sẵn sàng cho nợ đến lần sau trả. Tối thứ 7 vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị Hiền thì công an thị trấn đến lập biên bản, phạt chị 200 000 đồng.

Theo em, việc công an thị trấn đến phạt tiền chị Hiền là đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Trẻ em do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe, đến phát triển bình thường mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của các em.

Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành những quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống rượu, hút thuốc và trừng trị nghiêm khắc hành vi này.

Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuốc lá cho trẻ, xúi giục, tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoảng 2, Điều 14, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 25, Nghị định 49/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải bị xử lí theo quy định của Pháp luật. Trong trường hợp này, chị Hiền phải chịu hình thức phạt tiền là đúng.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022