logo

Đề minh họa đánh giá năng lực 2022

Để giúp các em thi vượt qua kì thi một cách tốt nhất và được bước chân vào ngôi trường mình yêu thích, Top lời giải đã tổng hợp và biên soạn Đề minh họa đánh giá năng lực 2022 hay nhất. Đây sẽ là tài liệu học tập bổ ích giúp các em học sinh và thầy cô tham khảo.


Mục lục nội dung

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội?

A. Truyền thuyết.          B. Thần thoại.                  C. Truyện thơ.                 D. Chèo.

Câu 2: Tê-lê-mác là nhân vật trong đoạn trích nào?

A. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê).             

B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).

C. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước). 

D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn). 

Câu 3: 

“Kìa ai tỉnh, kìa ai say

Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày.

Khoan khoan xin hãy dừng tay lại,

Chớ mó hang hùm nữa mất tay”.

(Hồ Xuân Hương, Xướng họa với quan Tế tửu họ Phạm, bài 2) Hành động “ghẹo nguyệt” của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên có ý nghĩa gì?

A. Trêu chọc mặt trăng.

B. Trêu chọc người con gái đẹp.

C. Trêu chọc người con gái hung dữ.

D. Trêu chọc con hùm trong hang.

Câu 4: 

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chỗ lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)

Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?

A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác.

B. Tránh xa vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

C. Sống hòa hợp với thiên nhiên.

D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn.

Câu 5: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?

“Gió bấc trở về tim bỗng lạnh

Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?

Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại

Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.

                    (Quang Dũng, Trở rét)

A. So sánh, nhân hóa.                                            B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.

C. Điệp ngữ, hoán dụ.                                           D. Nói quá, ẩn dụ.

Câu 6: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà hàng chài cả đời khổ sở vì mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng có lúc bà cảm thấy thật vui, đó là khi nào?

A. Khi gặp được Phùng và Đẩu.                            B. Khi biển có nhiều tôm cá.

C. Khi nhìn các con được ăn no.                            D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.

Câu 7: Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hình tượng người lái đò thể hiện như

A. Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.

B. Một người lao động ngang tàng, không biết lượng sức mình.

C. Một người lao động, đồng thời là một nghệ sĩ.

D. Một người lao động xem thường thiên nhiên.

Câu 8: Trong những từ sau, từ nào viết sai chính tả?

A. Ráo riết.                B. Trong trẽo.                         C. Xơ xác.                    D. Xuất xứ.

Câu 9: Trong những câu sau, câu nào có từ viết sai chính tả?

A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.

B. Ông ta luôn chê trách những hành động thiếu văn minh nơi công sở.

C. Ông ta luôn chỉ trít những ý tưởng sai lầm của lãnh đạo.

D. Ông ta luôn gièm pha thành công của người khác.

Câu 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:

“Căn cứ này quan trọng nhất. Chúng ta cần bảo vệ....................... quân sự này”.

A. điểm yếu                   B. nhược điểm                 C. thiết yếu                      D. yếu điểm

Câu 11: Từ nào đồng nghĩa với từ “lác đác” trong câu thơ “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang)?

A. San sát.                                                              B. Thưa thớt.

C. Hiu hắt.                                                             D. Thoang thoảng.

Câu 12: 

“Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua”.

               (Ca dao)

“Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Chơi chữ.                 B. Ẩn dụ.          C. Hoán dụ.              D. Nói quá. 

Câu 13: Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?

A. Sinh viên được nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.

B. Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao thể lực của sinh viên.

C. Giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên sau ba tháng rèn luyện.

D. Qua ba tháng rèn luyện, giáo viên đã nâng cao thể lực của sinh viên.

Câu 14: “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình”.

Câu trên là câu:

A. sai logic.                                                                    B. thiếu chủ ngữ.

C. thiếu vị ngữ.                                                             D. đúng.

Câu 15: “Em hãy tìm các ví dụ trong Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều và Hồ Xuân Hương để chứng minh cho ý kiến trên”.

Câu trên là câu:

A. Có thành phần cùng chức không đồng loại.

C. Sắp xếp sai vị trí các thành phần.

D. Đúng.

D. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Các ông bà bắt thằng Canh hộ tôi! Nó ăn cắp.

Người ta huỳnh huỵch. Tán loạn.

Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến.

Bà hàng ôm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn, giằng ra được. Người ta xúm lại, tóm ngang lưng nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.

(Nguyễn Công Hoan, Bữa no đòn)

Câu 16: Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào?

A. Trữ tình.                   B. Hiện thực.                   C. Lãng mạn.                   D. Bi hùng.

Câu 17: Thằng Canh - đứa trẻ ăn cắp khoai - có hành vi ứng xử như thế nào khi bị vây bắt và hành vi đó thể hiện điều gì?

A. Đứa trẻ bỏ chạy thục mạng, thể hiện nỗi sợ hãi.

B. Đứa trẻ trốn vào chỗ khuất, thể hiện sự khôn ngoan, lém lỉnh.

C. Đứa trẻ vu oan cho người khác, thể hiện sự gian trá.

D. Đứa trẻ hứng trận đòn để ăn trọn miếng khoai, thể hiện sự đói khát đến tận cùng.

Câu 18: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu:

A. sai ngữ pháp.                                                     B. rút gọn.

C. cảm thán.                                                           D. đặc biệt.

Câu 19: Câu trả lời nào sau đây không thể hiện tác dụng nghệ thuật của đoạn văn: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”?

A. Tạo ra nhịp điệu dồn dập và sắc thái mạnh mẽ của đoạn văn.

B. Làm bật lên tình cảnh khổ sở, đáng thương của đứa trẻ côi cút và đói rách.

C. Thể hiện bút pháp miêu tả mang tính hiện thực, khách quan.

D. Lên án một cách mạnh mẽ hành vi ăn cắp xấu xa của đứa trẻ.

Câu 20: Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?

A. Đám đông tàn nhẫn, cạn kiệt tình thương đã dồn đuổi và trừng phạt đứa trẻ một cách hung bạo. 

B. Đứa trẻ sống trong cảnh nghèo đói, khổ sở cùng kiệt đến mức sẵn sàng chấp nhận nỗi đau thân xác để đổi lấy miếng ăn.

C. Đứa trẻ bồng bột, nông nổi, chỉ vì tham ăn mà có hành vi xấu dù được sống trong hoàn cảnh sung túc. 

D. Tình trạng đói nghèo đã khiến cho con người sống trong xã hội Việt Nam trước năm 1945 trở nên tàn ác, đánh mất tình thương đồng loại.

Xem thêm file đầy đủ tại đây:

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022