logo

Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là "linh hồn" phương pháp luận của triết học Mác-Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT

icon_facebook

Câu hỏi: Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là  “linh hồn”  phương pháp luận của triết học Mác – Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT. Đảng cộng sản Việt nam đã và đang vận dụng nguyên tắc này như thế nào vào công cuộc đổi mới ở nước ta?

Trả lời:

* Cơ sở để khẳng định nguyên tắc LS-CT là “linh hồn” PPL của TH Mác:

- Thứ nhất, theo nghĩa hẹp, nguyên tắc LS-CT có cở sở lý luận gồm 2 nguyên lý cơ bản :  nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triễn, nói cách khác là tổng hợp của nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật. Tức  là, khi xem xét một sự vật, hiện tượng cụ thể đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật một cách toàn diện đặt trong các mối quan hệ cụ thể, điều kiện, hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể, xác định được những mối quan hệ nào   là cơ bản trong hoàn cảnh và giai đoạn đó... Mặt khác phải tìm hiểu cho được quá khứ những giai đoạn chủ yếu của sự vật, hiện tượng đó được hình thành như thế nào, từ đâu đến, nó đã vận động, biến đổi, phát triển như thế nào, những mối quan hệ biện chứng của nó là gì, làm cơ sở xây dựng khái quát về sự vật, hiện tượng với những đặc điểm cơ bản mang tính qui luật, bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng đặt trong bức tranh chung về thế giới. Từ đó ta có  thể dự báo được xu hướng  vận động và phát triển của sự vật để thông qua thực tiễn sử dụng những công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp để phát huy hay hạn chế những khả năng tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp qui luật và có lợi cho chúng ta.

- Thứ hai, theo nghĩa rộng, nguyên tắc LC-CT là toàn bộ nội dung lý luận của PBCDV, là hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù nói về MLH phổ biến và sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới. Ta phải nắm vững các yêu cầu cơ bản về PPL rút ra từ các cặp phạm trù và vận dụng những nguyên tắc khác của PBCDV: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng-chất, nguyên tắc phủ định biện chứng nhằm giúp ta thấy được ở từng giai đoạn cụ thể sự vật đã tồn tại: dưới hình thức nào và ẩn chứa nội dung gì? trong quan hệ với những sự vật khác thì cái gi là cái chung, cái riêng hay cái đơn nhất…; hiện tượng biểu hiện bên ngoài cái nào là điển hình cái nào là giả tượng và bản chất thật sự của sự vật là gì; sự vật đang bị tác  động bởi những mâu thuẫn nào, mâu thuẫn nào là cơ bản; sự vật đã, đang tồn tại thông qua những chất,  lượng nào, thể hiện qua những độ nào, điểm nút và bước nhảy ra sao, những chất và lượng mới nào hình thành; và thông qua hiện thức để khám phá khả năng có mức hiện thực hoá cao để xác định được xu hướng vận động và phát triển trong tương lai theo nguyên tắc phủ định biện chứng.
Vì vậy nguyên tắc lịch sử - cụ thể hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều được xem là nguyên tắc lỏi, nguyên tắc của mọi nguyên tắc trong hệ thống phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mà Lê-Nin đánh giá là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác-Xít

* Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LS-CT:

- Trong hoạt động nhận thức, phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nghĩa là phải biết được:

+ Sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào;

+ Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy luật nào chi phối;

+ Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những  nét cơ bản) trong tương lai.

- Trong hoạt động thực tiễn, phải xây dựng được những biện pháp, đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể. Không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều  kiện, hoàn cảnh,  quan hệ nào. Từ đó giúp cho chủ thể có thể sử dụng,  khai thác hiệu quả  những công cụ, phương tiện vật chất can thiệp đúng lúc vào tiến trình vận động và phát triển của sự vật, lèo lái nó  theo  đúng qui luật và hợp với lợi ích của chủ thể.

Phải bao quát được các sự kiện xảy ra trong NCKH hay các biến cố trong LS nhân loại. Nó không cho phép ta kết hợp chúng như những cái ngẫu nhiên, thuần tuý, đơn lẻ mà phải tái hiện, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lôgích, cái chung (quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả qui định chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh KH về thế giới để nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của  LS trong sự thống nhất.

* ĐCS đã và đang vận dụng nguyên tắc vào công cuộc đổi mới:

- ĐCSVN cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc LS-CT vào thực tiễn của đất nước để xây dựng cho quốc gia một con đường đi lên CNXH. Đảng ta luôn xem xét quá trình tồn  tại và phát triển của đất nước trong bối cảnh cụ thể liên quan đến tình hình trong nước và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực.

- Nước ta là một nước vốn có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh nên có xuất phát điểm về kinh tế thấp so với điều kiện các nước trong khu vực.  Do đó để xây dựng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta, vận dụng nguyên tắc LS-CT vào công cuộc đổi mới ở nước ta, trong từng giai đoạn Đảng ta luôn xem xét tổng kết và đánh giá hoạt động thực tiễn theo nguyên tắc lịch sử cụ thể. Từ cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 đến nay là cương lỉnh bổ sung phát triển năm 2011, Đảng ta luôn xem xét quá trình tồn  tại và  phát triển  của đất nước  trong những bối cảnh cụ thế liên quan đến tình hình quốc tế, tình trong nước trên các mặt kinh tế- chính trị-xã hội, các vấn đề về môi trường, hợp tác toàn cầu, các tác động tích cực, tiêu cực…. Đảng luôn xác định quan hệ bên trong, nội lực đóng vai trò chủ đạo đồng thời chỉ ra những cơ  hội như cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nước và là cơ hội cho nước ta có thể đi tắt đón đầu, thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà cụ thể là phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước cơ bản công nghiệp hiện đại. Đảng cũng khẳng định phong trào cộng sản quốc tế tuy có thoái trào sau sự kiện Liên Xô sụp đỗ nhưng xu hướng vận động đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là xu hướng tiến bộ mang tính qui luật của xã hội loài người cho dù còn là quá trình đầy cam go thử thách. Từ đó Đảng khẳng định tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang ở quá trình quá độ lâu dài, phức tạp. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay Đảng đưa ra những đặc điểm về xã hội XHCN mà  nhân dân ta đang xây dựng, trong đó nền “kinh tế phát triễn cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp” thay vì “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” như  cương lĩnh 1991. Điều này là một trong những minh chứng cho sự vận dụng nguyên tắc  lịch sử  cụ thể, phản ánh đúng thực tiễn và phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.

- Đảng cũng đề ra các mục tiêu về  tổng quát về xây dựng kiến trúc thượng tầng về chính trị,  tư tưởng văn hoá phù hợp trên nền tảng kinh tế chủ nghĩa xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã  hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Anh quốc đã phải mất gần cả trăm năm để trở thành 1 nước công nghiệp. Nhưng Đảng ta đã đặt ra mục tiêu vào năm 2020 như trên là nhờ đánh giá được những điều kiện hiện tại như sau:

+ Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển.

+ Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu thế khách  quan, lôi cuốn các nước, bao  trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch...

icon-date
Xuất bản : 27/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads