logo

Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác

Câu trả lời chính xác nhất: Quan niệm: “pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần thiết” là không đúng bởi vì pháp luật được soạn ra là để cho tất cả mọi người áp dụng, kể cả những người có ý thức và những người chưa có ý thức. Khi tất cả cùng thực hiện pháp luật và kỉ luật thì những quy định đó sẽ tạo nên sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về pháp luật và kỉ luật để làm rõ quan niệm trên nhé!


1. Khái niệm pháp luật và kỉ luật

a. Pháp luật

- Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

- Pháp luật được thể hiện theo 4 yếu tố cơ bản sau:

+ Pháp luật là hệ thống những quy tắc mang tính xử sự chung.

+ Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (nhà nước là người ban hành, nhà nước là người đảm bảo quyền lực của mình).

+ Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích, giai cấp của mình.

+ Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

b. Kỉ luật

- Kỷ luật là hiểu theo nghĩa thứ nhất chính là quy định của công đồng, hay tổ chức, yêu cầu mọi người phải tuân thủ và thống nhất hành động theo đúng kỷ luật đưa ra nhằm hoạt động chất lượng và hiệu quả. Kỷ luật này thường thường được nhắc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức quy định theo chủ trương, các cấp lãnh đạo đề ra. Và nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo đúng mức phạt được quy định.

- Kỷ luật ở nghĩa thứ hai là giải thích khái niệm một cách đơn giản và linh hoạt hơn chính là khuôn mẫu đề ra để cố định để mọi người làm theo. Tự rèn luyện cho bản thân có tính tự giác và trách nhiệm, rèn luyện và sửa chữa tạo khuôn nếp và sự mạnh mẽ để hoàn hảo hơn đạt được mục tiêu đề ra.

>>> Xem thêm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng cho


2. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần thiết. Quan niệm đó là không đúng bởi vì pháp luật được soạn ra là để cho tất cả mọi người áp dụng, kể cả những người có ý thức và những người chưa có ý thức. Khi tất cả cùng thực hiện pháp luật và kỉ luật thì những quy định đó sẽ tạo nên sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật tự giác

Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật gồm:

– Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

– Xác định trách nhiệm, quyền lợi của mọi người;

– Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung.

>>> Xem thêm: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lý


3. Cách rèn luyện bản thân

- Thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước. Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày, ở nhà và ở cộng đồng.

- Trong học tập: Tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, đều đặn, làm bài đầy đủ, không quay cóp khi kiểm tra, thi cử...

- Trong sinh hoạt ở cộng đồng và gia đình: Phải tự giác hoàn thành công việc được giao, không sa ngã vào tệ nạn xã hội.


4. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những quy định, quy ước trong một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 2: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Đáp án A

Câu 3: Những quy định của Pháp luật và Kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

A. Giúp mọi người gần nhau hơn.

B. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

C. Giúp mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp mọi người hoàn thiện mình hơn.

Đáp án: B

Câu 4: Phương án nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?

A. Các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành

B. Dùng để giáo dục, thuyết phục.

C. Dùng để cưỡng chế.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 5: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Đáp án: A

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thực kỉ luật thì pháp luật không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai và tại sao? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/06/2022 - Cập nhật : 18/06/2022