Trả lời:
- Thành tựu của ngành hàng không vũ trụ châu Âu: Thành lập Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đầy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo hơn 120 vệ tinh nhân tạo (trung bình mỗi năm phóng 8 vệ tinh).
- Biểu hiện của sự hợp tác trong sản xuất máy bay E-bớt. tổ hợp này dang rất thành công trong việc sản xuất các loại máy bay E-bot, đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì như Bô-ing.
- Tạo ra đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ để kết nối đi lại giữa các nước.
- EU là khu vực sản xuất tên lửa thứ 3 trên thế giới.
- Năm 2019, có 18,5 triệu ô tô được sản xuất tại EU, chiếm khoảng 20% trong số ô tô được sản xuất trên thế giới.
- EU cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều hãng xe nổi tiếng.
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; còn được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU), là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 459.7 triệu dân,Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).
Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.
1 . Bỉ | 2. Đức | 3 . Hà Lan | 4 . Luxembourg |
5 . Pháp | 6 . Đan Mạch | 7 . Ireland | 8 . Hy Lạp |
9 . Bồ Đào nha | 10 . Tây ban nha | 11 . Thụy điển | 12 . Ba lan |
13 . Estonia | 14 . Hungary | 15 . Latvia | 16 . Litva |
17 . Malat | 18 . Séc | 19 . Síp | 20 . Slovakia |
21 . Slovenia | 22 . Bulgaria | 23 . Romania | 24 . Croatia |
25 . Ý | 26 . Áo | 27 . Phần lan | 28 . Anh |
Trong đó nước Anh là thành viên trên danh nghĩa của UE vì trong năm 2017 nước này đã tổ chức trưng cầu ý dân và bỏ phiếu. Kết quả cuối cùng là người Anh quyết định rời khỏi liên minh Châu Âu.
Một trong những nước cũng đang có ý định rời khỏi liên minh này là Đan Mạch. Họ đang chuẩn bị cuộc trưng cầu ý dân vào năm nay, nhiều chuyên gia nhận định rằng Đan Mạch sẽ tiếp bước Anh để rời khỏi tổ chức này.
Tuy được hình thành và phát triển từ lâu, có nhiều mối quan hệ và ràng buộc chặc chẽ những ngày nay EU đã bộc lỗ những nhược điểm vì không có sự thống nhất ý kiến về nhiều vấn đề lớn như vấn đề người nhập cư, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các thành viên…
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. EU đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “siêu quốc gia” để điều hành, giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm 5 cơ quan chính:
– Hội đồng châu Âu: bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu, có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như một diễn đàn chính trị.
– Hội đồng Bộ trưởng: bao gồm B ộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính chất bắt buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên chính phủ. Mặc dù, cơ cấu tổ chức phức tạp nhưng Hội đồng B ộ trưởng vẫn được xem là một trong các thể chế chính trị chính thức của Liên minh châu Âu.
– Uỷ ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU. Uỷ ban châu Âu hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp
dụng và giám sát việc tri en khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung đe thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. Các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
– Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU. Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng B ộ trưởng ban hành luật pháp, giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng B ộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh.
– Tòa án Công lý Liên minh châu Âu: Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. B ao gồm hai tòa án chính, đó là “Tòa sơ thẩm châu Âu” và “Tòa án Công lý Châu Âu”.