logo

Cholesterol có ở màng sinh chất của tế bào

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn.


Trắc nghiệm: Cholesterol có ở màng sinh chất của tế bào

A  Vi khuẩn

B  Nấm

C  Động vật

D Thực vật

Trả lời:

Đáp án: C.  Động vật

Cholesterol có ở màng sinh chất của tế bào Động vật

Lí do chọn đáp án C

Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi

Cholesterol có ở màng sinh chất của tế bào

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.


2. Phân loại

Để làm sáng tỏ nghi vẫn Cholesterol là gì trong cơ thể thì bạn cần biết 2 loại dưới đây:

- Cảnh giác với Cholesterol LDL

Cholesterol LDL có vai trò vận chuyện chất béo và một số protein từ gan theo máu đến các cơ quan trong cơ thể. Chất này được xem là kẻ thù khi hàm lượng tăng cao quá mức cho phép. Khi chỉ số Cholesterol LDL vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ra tình trạng tích tục mỡ và lâu dẫn làm xơ vữa động mạch.

Nếu tình trạng kéo dài, động mạch bị thu hẹp gây tắc nghẽn mạch máu mà nặng hơn là vỡ mạch. Chính vì vậy mà Cholesterol LDL được xếp vào nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm, nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong.

- Người bạn không thể thiếu của cơ thể - Cholesterol HDL

Ngược lại với LDL thì HDL là loại Cholesterol cần thiết để mang các lipid steroid từ máu trở về gan để xử lý. Cholesterol HDL chiếm khoảng từ 20 - 30% hàm lượng trong máu, đưa các mảng xơ vữa ra khỏi mạch để máu lưu thông dễ dàng.

Do các thói quen xấu của con người trong xã hội ngày nay như uống rượu, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, thừa chất béo, lười vận động,... khiến cho hàm lượng Cholesterol HDL mất đi nhiều. Vì vậy mà Cholesterol LDL càng tăng cao trong máu và gây ra bệnh lý nguy hiểm.


3. Vai trò của Cholesterol trong cơ thể

- Sản sinh hormone

Cholesterol được sử dụng để sản sinh hormone steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể. Bao gồm:

+ Hormone giới tính: Estrogen và progesteron ở phụ nữ, teststeron ở nam giới.

+ Cortisol – hormone tham gia điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

+ Aldosteron: Vốn rất quan trọng để giữ muối và nước trong cơ thể.

- Tạo vitamin D

Hai loại vitamin D quan trọng D2 và D3 là dẫn xuất của steroid, tức chúng được tổng hợp từ nguồn Cholesterol, khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Hỗ trợ tiêu hóa

Cholesterol được sử dụng để gan tạo ra mật, giúp tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, giúp cơ thể hấp thu nó. Mật còn giúp hấp thu các Vitamin A, D, E và K và các Vitamin tan trong nước.

- Thành phần cấu trúc của tế bào

Cholesterol cùng với các lipid phân cực tạo ra cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Về cơ bản nó là hàng rào bảo vệ tế bào.

- Tác động trên hệ miễn dịch

Cholesterol giúp hệ miễn dịch hoạt động đúng chức năng. Tế bào miễn dịch dựa vào Cholesterol để chống nhiễm trùng và tự phục hồi.

- Chất chống oxy hóa

Cholesterol đóng vai trò như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Các gốc tự do dư thừa trong cơ thể sản sinh từ các vết thương phải được trung hòa và Cholesterol thực hiện chức năng này.

- Cholesterol đối với thai phụ

Các nghiên cứu chứng minh với 1 thai kỳ khỏe mạnh cũng có thể làm mức Cholesterol trong máu cao hơn bình thường, bao gồm cả HDL và LDL.


4. Chỉ số cholesterol trong máu bao nhiêu là hợp lý?

Nếu lượng cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch thì nồng độ cholesterol thấp cũng không hề tốt. Cholesterol thấp gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ khi mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ xảy ra trường hợp sinh non, thậm chí cholesterol thấp còn liên quan đến lo lắng và trầm cảm. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những người trưởng thành nên giữ chỉ số cholesterol trong máu dưới 200 mg/dl nhưng không để tụt xuống dưới 160 mg/dl.

Chỉ số cholesterol rất quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe. Vì khi chỉ số cholesterol trong máu cao, kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý tim mạch, gan mật nguy hiểm khác. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số này định kỳ thường xuyên để biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Xem thêm:

>>> Máu thuộc loại mô nào?


5. Lưu ý trong chế độ ăn giúp kiểm soát cholesterol trong máu

- Lựa chọn chất béo tốt

Bạn nên giới hạn tổng lượng chất béo cũng như lượng chất béo bão hòa đưa vào cơ thể bởi chất béo bão hòa làm tăng LDL cholesterol (mỡ máu xấu) nhiều hơn bất kỳ thành phần nào trong chế độ ăn của bạn. Loại chất béo này thường có trong một số loại thịt, sản phẩm từ sữa, sôcôla, thực phẩm chiên rán, nướng hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn.

- Hạn chế thức ăn chứa cholesterol

Nếu bạn đang cố gắng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, bạn nên giới hạn lượng cholesterol đưa vào cơ thể mỗi ngày xuống dưới 200mg. Cholesterol có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, ví dụ: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, tôm, các loại sản phẩm từ sữa nguyên chất.

- Ăn nhiều chất xơ hòa tan

Thức ăn giàu chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu cholesterol có trong bữa ăn tại đường tiêu hóa, từ đó góp phần thải loại chúng ra khỏi cơ thể: gạo lứt, cám yến mạch, bột mì nguyên cám (có trong bánh mì nâu, mì pasta)… táo, chuối, cam, lê, mận…

- Ăn nhiều loại trái cây và rau củ

Chế độ ăn giàu thực vật có vai trò tương tự như chất xơ hòa tan, chúng sẽ cung cấp những “chất gắn” – chất này làm nhiệm vụ gắn kết với cholesterol có trong bữa ăn, giảm sự hấp thu của chúng và thải loại ra ngoài cơ thể.

- Ăn cá có hàm lượng acid béo omega-3 cao

Omega-3 không giúp bạn giảm LDL (mỡ máu xấu) nhưng chúng sẽ giúp tăng lượng HDL (mỡ máu tốt). Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông hoặc tình trạng viêm trong lòng mạch, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Hạn chế muối

Bạn nên hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể dưới 1 thìa cà phê mỗi ngày. Lượng muối này không chỉ là lượng muối bạn nêm nếm khi nấu nướng mà muối còn có trong các thực phẩm đã chế biến, như bánh mì, sốt cà chua…

- Hạn chế rượu

Uống rượu đồng nghĩa với việc cung cấp thêm calories cho cơ thể, việc này dẫn đến nguy cơ tăng cân. Tình trạng thừa cân có thể làm tăng mỡ máu xấu và giảm nồng độ mỡ máu tốt trong cơ thể.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022