logo

Cho biết hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương?

Câu hỏi: Cho biết hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương?

Trả lời

* Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa trọng thương:

- Về kinh tế:

+ TK XV, XVI, ở các nước Tây Âu: Kinh tế hàng hóa phát triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ được mở rộng: Tiền tệ được dùng không chỉ với tư cách là phương tiện lưu thông mà còn được dùng với tư cách tư bản.

+ Các thành tựu mới về khoa học như vật lí học, thiên văn học…gắn với tên tuổi của Khôngpernik, Kepne Galile (VD: tìm đường sang châu Mĩ là đi vòng qua châu Phi đến châu Á, đóng được tàu biển đi dài ngày…)

→ Các quan hệ kinh tế không chỉ đóng khung trong phạm vi 1 nước mà còn mở rộng ra bên ngoài quóc gia, lôi cuốn các nước vào vòng quan hệ giao lưu kinh tế 

→ Thương nghiệp phát triển, đặc biệt là ngoại thương

- Về chính trị: là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa: Chủ nghĩa phong kiến đang tan rã, chủ nghĩa tư bản đang hình thành.

Đây là thời kì tích lũy nguyên thủy tư bản

Biện pháp tích lũy: tác động của qui luật giá trị:

Tuy nhiên để chờ sự tác động của qui luật giá trị thì rất chậm chạp. Vì vậy ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ, buôn bán nô lệ và thương nghiệp trao đổi không ngang giá (mua rẻ bán đắt). Trong đó, hoạt động thương nghiệp là hoạt động giúp tư sản thương nghiệp tích lũy vốn tiền tệ nhanh chóng nhất

→ Xuất hiện quan điểm, tư tưởng coi trọng thương nghiệp được gọi là chủ nghĩa trọng thương.

- Về tư tưởng: Cùng với phong trào Phục hưng chống tư tưởng đen tối thời Trung cổ và chủ nghĩa duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (như Bruno, Balcon ở Anh) là hệ tư tưởng tư sản (thực dụng hơn) ra đời thay thế cho hệ tư tưởng phong kiến (bảo thủ hơn)

Kết luận: Như vậy, chủ nghĩa trọng thương ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kì tan rã của chế độ phong kiến, thời kì tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, khi kinh tế hàng hóa và ngoại thương đã phát triển.

Cho biết hoàn cảnh lịch sử ra đời và những tư tưởng chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương?

* Những tư tưởng chủ yếu: 

- Đánh giá cao vai trò của tiền, coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải quốc gia. Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Tất cả các chính sách kinh tế phải nhằm một mục đích là làm gia tăng khối lượng tiền tệ. Hàng hóa chỉ là phương tiện để đạt đến cái đích cuối cùng là tiền tệ.

Trong bài “Lại bàn về tài chính nước Phổ” (21/2/1849)” K.Marx khẳng định “Trong tất cả các thời kì, vàng bạc là chìa khóa để mở tâm can của giai cấp tư sản”.

- Nguyên nhân:

+ Chưa hiểu được bản chất của tiền, thấy rằng tiền và hàng hóa là khác nhau

+ Họ đang trong thời kì tích lũy vốn tiền tệ (theo C.Mác “các nước châu Âu đang “khát” tiền)

- khi đánh giá các hoạt động nghề nghiệp: coi tiền là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp

+ Hoạt động nào mang lại tiền cho quốc gia là tích cực

+ Hoạt động nào không mang lại tiền cho quốc gia là tiêu cực, không có lợi

Quan niệm sai lầm rằng công nghiệp chỉ thay đổi hình thái chứ không thay đổi về chất, vì không làm ra tiền lại mất tiền mua nguyên liệu nên là hoạt động tiêu cực (trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc); hoạt động nông nghiệp chỉ là trung gian giữa tích cực và tiêu cực, không làm tăng thêm vã cũng không làm tiêu hao của cải; rằng chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. “Nội thương là hệ thống ống dẫn. Ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương, nhập dẫn của cải qua nội thương” (Moncretien, đại biểu người Pháp).

- Cho rằng bản chất của lợi nhuận thương nhiệp là kết quả của trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt như trong chiến trannh, mua rẻ bán đắt, ăn cắp và lừa đảo. Không một người nào thu được lợi mà lại không làm thiệt kẻ khác.
Nội thương không làm cho khối lượng của cải tiền tệ của quốc gia tăng lên, mà chỉ là sự móc túi lẫn nhau. Muốn gia tăng khối lượng tiền tệ của quốc gia phải dùng ngoại thương. Dân tộc này được lợi thì dân tộc khác phải chịu thiệt. Muốn giành phần thắng trong quan hệ ngoại thương thì phải xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít).

- Đánh giá cao vai trò kinh tế của nhà nước, dựa vào nhà nước để làm giàu cho giai cấp tư sản, coi chính sách nhà nước giữ vai trò quyết định đối với nền kinh tế mà không chú trọng các qui luật kinh tế khách quan do họ chưa biết đến các qui luật này 
 

icon-date
Xuất bản : 13/06/2022 - Cập nhật : 20/06/2022