logo

Chim cánh cụt sống ở đâu?

Câu hỏi: Chim cánh cụt sống ở đâu?

Lời giải:

Chim cánh cụt sống ở Nam Bán Cầu, đông đảo nhất là tại Nam Cực. Chúng không hề sống ngoài tự nhiên ở Bắc Cực. Nam Cực được biết đến là nơi lạnh nhất trên hành tinh chúng ta với nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −89,2 °C. Tại đây, với lớp băng có nơi dày đến 3,5km và tốc độ gió tối đa 100m/s là một thách thức không hề nhỏ với những sinh vật sống tại đây.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về loài chim cánh cụt nhé!


1. Đặc điểm của chim cánh cụt?

- Chim cánh cụt có phần đầu nhỏ, thuôn dài, mỏ cứng và nhọn.

- Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng.

- Thân hình của cánh cụt khá tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống.

- Xương cánh dài, khỏe.

- Lông ngắn, dày, không thấm nước. Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng.

- Chân ngắn, gồm 4 ngón, có màng bơi.

- Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng.

- Tùy thuộc vào từng loài cánh cụt mà kích thước cũng như cân nặng sẽ có những sự khác biệt nhất đinh. Trung bình, chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao, từ 40cm – 1.1m, cân nặng từ 1 – 35kg.  

- Tốc độ lặn xuống hoặc nổi lên là 2 - 5 km/ h (1,2 - 3 dặm / giờ).

- Những chú chim cánh cụt này có thể lặn sâu hơn 270 m thường là 100-300 m.

Chim cánh cụt sống ở đâu?

2. Vì sao chim cánh cụt chịu được lạnh?

- Thứ nhất nghiên cứu cho biết chim cánh cụt có một lượng lớn các gene chịu trách nhiệm việc tạo ra các thành phần cần thiết cho bộ lông giữ ấm, đó là một loại protein có tên gọi là beta-keratin. Số lượng gene đó ở chim cánh cụt nhiều hơn bất kỳ loài chim khác.

- Thứ hai là dưới lớp da chim cánh cụt là một lớp mỡ khá dày bao bọc, đây là điều quan trọng nhất giúp nó chịu lạnh. chúng có thể thoải mái lặn ở làn nước lạnh buốt là lớp mỡ dày do mẹ thiên nhiên ban tặng. Một con chim cánh cụt có 30% trọng lượng cơ thể là mỡ đấy.

- Thứ ba chim cánh cụt có một lớp "áo lông" được cấu tạo đặc biệt để giữ ấm, chắn gió cũng như rũ sạch nước sau khi kiếm ăn. Nhiều người nghĩ rằng chim cánh cụt không có lông do khi nhìn qua sẽ thấy chúng rất mượt mà, mịn màng như làn da vậy. Tuy nhiên thực tế thì Chim cánh cụt có mật độ lông cao nhất (dày đặc nhất), hơn bất kỳ loài chim nào khác.

- Thứ tư là lối sống bầy đàn. Chim cánh cụt thường sống tập trung thành đàn lớn, lên đến hàng nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.


3. Chim cánh cụt đẻ con hay đẻ trứng

- Chim cánh cụt là loài chim đẻ trứng. Chúng có thể đẻ hầu hết các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, từ tháng 4-6, tháng 8-12 là thời gian chúng giao phối và sinh sản mạnh nhất. 

- Chúng thường đẻ đc 2 quả trứng/ 1 lần sinh sản. 

- Hằng năm, vào mùa sinh sản những con chim đực sẽ tìm bạn tình để giao phối sau khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình thì những con chim cái sẽ sinh sản.

- Trước khi đẻ, chim đực và chim cái phải xây một "ngôi nhà". Chúng bận rộn tíu tít trên bãi biển, dùng mỏ ngậm từng hòn đá mang về chúng luân phiên nhau thu nhặt và trông coi những viên đá này. Một con đi nhặt đá, còn con kia thì xếp đá thành một đống ngay ngắn.

- Thông thường, chúng cần khoảng 6 tuần để ấp trứng. Chim đực và cái sẽ thay nhau chăm sóc con và bảo vệ tổ khi trứng nở thành con.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 25/05/2023