logo

Chiến tranh cục bộ là gì?

icon_facebook

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Chiến tranh cục bộ là gì?" và phần kiến thức mở rộng thú vị về Chiến tranh cục bộ do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Câu hỏi: Chiến tranh cục bộ là gì?

Trả lời

Chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam (giai đoạn 1965 - 1967). Nội dung cơ bản của chiến lược này là tận dụng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lực lượng viễn chinh Mỹ để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam, đồng thời điều động lực lượng không quân đánh phá miền Bắc, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam thông qua chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây được đánh giá là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến.

Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng chiến tranh hạn chế trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt". Quy mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao với lượng bom đạn được Hoa Kỳ sử dụng còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai, nhưng phạm vi chiến tranh được giới hạn ở mục tiêu "chống nổi dậy".


Kiến thức tham khảo về Chiến tranh cục bộ


1. Hoàn cảnh của Chiến tranh cục bộ

- Chiến tranh cục bộ của Mỹ được đẩy mạnh xâm lược trong thời kỳ 1965–1967. Chúng tập trung lực lượng, dùng những ưu thế về quân đội và vũ khí hiện đại để đàn áp nhân dân, hòng nuốt trọn nước ta. Nội dung chiến lược chủ yếu chúng dùng hỏa lực, quân đội và công nghệ cao. Chiến tranh nội bộ là tên gọi xuất phát từ một dạng chiến tranh hạn chế trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

- Quân đội Mỹ sẽ tập trung vào miền Nam để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc đang nổ ra ở khắp nơi. Mỹ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh tại nước ta. Sau thất bại của chiến tranh đặc biệt, chúng nhanh chóng chuyển sang chiến tranh cục bộ. Quân Mỹ tăng cường hợp tác đồng minh, chiêu nạp tay sai. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt liên tiếp diễn ra.

- Lúc đỉnh điểm quân đội của chúng tập kết ở Sài Gòn lên tới gần 1,5 triệu quân rải rác chiếm đóng khắp nơi. Với lợi thế về mọi mặt, mới vào tới miền Nam chúng đã mở các cuộc tìm diệt gay gắt ở khu vực Vạn Tường – tức Quảng Ngãi ngày nay. Chúng liên tiếp mở các cuộc phản công vào mùa khô, giai đoạn 1965 – 1966 và 1966 – 1967. 

[ĐÚNG NHẤT] Chiến tranh cục bộ là gì?

2. Diễn biến của Chiến tranh cục bộ

a) Quân sự

* Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi)

– 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân tấn công Vạn Tường.

– Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch,  nhiều xe tăng, nhiều  máy bay…..

– Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

* Cuộc tấn công 2 mùa khô

+ 1965 – 1966:  Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng => Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi.

+ 1966 – 1967: Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan  đầu não của ta => Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ.

b) Chính trị

– Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

=> Uy tín Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.

icon-date
Xuất bản : 15/04/2022 - Cập nhật : 28/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads