logo

Chất nào sau đây là tripeptit?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chất nào sau đây là tripeptit ?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 12 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm : Chất nào sau đây là tripeptit ? 

A. Ala-Ala-Gly

B. Gly-Ala-Gly-Ala

C. Ala-Gly

D. Ala-Ala

Trả lời: 

Đáp án: A. Ala-Ala-Gly


 Kiến thức mở rộng về Peptit 


1. Khái niệm, cấu tạo, phân loại

a. Khái niệm

- Là loại hợp chất chứa từ 2 – 50 gốc α amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit

- Liên lết peptit là liên kết – CO- NH- giữa hai đơn vị α amino axit. Nhóm CO – NH giữa hai đơn vị α amino axit được gọi là nhóm peptit

Chất nào sau đây là tripeptit ?

b. Phân loại

- Oligopeptit là những peptit có từ 2 – 10 gốc α- amino axit và đc gọi tương ứng là đi-; tri-; …

- Polipeptit là những peptit có từ 11-50 gốc αα amino axit. Đây là cơ sở để tạo nên protein

c. Cấu tạo

- Phân tử Peptit hợp thành từ các gốc  α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm -NH2 amino axit đầu C còn nhóm -COOH

- Ví dụ: H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH; H2N-CHCO(CH3)-NH-CH2-COOH;


2. Đồng phân, danh pháp

- Sự thay đổi vị trí các gốc alpha - aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau. Phân tử có n gốc a - aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân. (Các em có thể dùng toán tổ hợp để đưa ra công thức tổng quát nhé).

- Aminoaxit đầu N là aminoaxit mà nhóm amin ở vị trí α chưa tạo liên kết peptit còn aminoaxit đầu C là aminoaxit mà nhóm -COOH chưa tạo liên kết peptit.

- Tên peptit = gốc axyl của các α-aminoaxit bắt đầu từ đầu chứa N, α-aminoaxit cuối cùng giữ nguyên tên gọi.

- Ví dụ: Ala - Gly - Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin.

Chất nào sau đây là tripeptit ? (ảnh 2)

3. Tính chất vật lí , tính chất hóa học 

a. Tính chất vật lí 

- Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

b. Tính chất hóa học

* Phản ứng thủy phân

- Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau

+ Trong môi trường trung tính:

n-peptit + (n-1)H2O → aminoaxit

+ Trong môi trường axit HCl

n-peptit + (n-1)H2O + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit

- Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n-peptit

+ Trong môi trường bazo NaOH:

n-peptit + (n+y)NaOH → muối natri của aminoaxit + (y+1)H2O

- Trong đó y là mắt xích của Glutamic trong n-peptit

+ Lưu ý: trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì ta thu được hỗn hợp aminoaxit và các oligopeptit. Khi gặp bài toán dạng này chúng ta có thể sử dụng bảo toàn số mắt xích của một loại aminoaxit nào đó kết hợp với bảo toàn khối lượng

Chất nào sau đây là tripeptit ? (ảnh 3)

* Phản ứng màu biure :  

- Phép thử biuret, còn gọi là phản ứng màu biuret hay phép thử Piotrowski, là một phép thử hóa học dùng để nhận biết sự hiện diện của liên kết peptide. Khi có mặt peptide, ion đồng(II) hình thành phức chất màu tím cẩm quỳ trong dung dịch kiềm. Một số biến thể của phép thử này đã được phát hiện, như là phép thử BCA và phép thử Lowry sửa đổi. 

- Phản ứng màu biuret cũng có thể dùng để đánh giá nồng độ của protein, bởi các liên kết peptit xuất hiện với cùng tần suất của amino acid trong peptide. Theo định luật Beer–Lambert, độ đậm của màu tím cũng như khả năng hấp thụ ánh sáng tại bước sóng 540 nm tỉ lệ thuận với nồng độ protein.

- Trái với tên gọi, thuốc thử của phản ứng này không chứa biuret (H2N-CO-)2NH. Tên gọi này là do nó cho kết quả dương tính với liên kết peptide như trong phân tử biuret.

- Trong phản ứng này, đồng(II) liên kết với nitơ có trong peptide của protein, đồng thời bị đẩy xuống đồng(I). Các chất đệm, như Tris và amoni cản trở phản ứng này, khiến nó không phù hợp cho mẫu protein chiết từ kết tủa amoni sunfat. Do tính nhạy kém và ít bị amino acid tự do ảnh hưởng, phương pháp này chủ yếu được dùng cho mẫu mô lớn và những nguồn chứa nhiều protein khác. 

- Quy trình

+ Cho vào dung dịch mẫu thử được một lượng dung dịch 1% base mạnh như natri hydroxide hay kali hydroxide cùng thể tích, sau đó thêm vào giọt đồng(II) sunfat. Nếu hỗn hợp chuyển sang màu tím, đó là dấu hiệu của protein. Phản ứng có thể phát hiện nồng độ protein 5–160 mg/mL. Peptit phải có độ dài ít nhất 3 amino acid mới xảy ra sự đổi màu đáng kể.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022