logo

Chất nào sau đây là amino axit?

Câu hỏi: Chất nào sau đây là amino axit?

A. H2NCH2COOH

B. C2H5OH

C. CH2COOH

D. C6H5NH2

Trả lời:

Đáp án đúng: A. H2NCH2COOH

Chất nào sau đây là amino axit?

Sau đây, mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Amino axit qua bài viết dưới đây.


1. Amino axit là gì?

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)–

- Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

Ví dụ về một Amino axit: NH2– C2H4– COOH

Các nguyên tố chính cấu tạo axit amin là carbon (C), hydro (H), oxy (O), nito (N),... và một vài nguyên tố khác chúng kết hợp với nhau theo những trình tự nhất định trong những liên kết khác nhau sẽ tạo thành các phân tử khác nhau kể cả về thành phần lẫn tính chất.


2. Cách đọc tên thay thế của một amino axit

Một amino acid sẽ được đọc tên theo công thức sau đây:

  • Axit + Số chỉ vị trí nhóm –NH2 + amino + tên hidrocacbon no tương ứng ở mạch chính + oic

- Ví dụ: Axit 2-aminopropanoic

  • Axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng

- Ví dụ về alpha amino axit: CH3-CH(NH2)-COOH : Axit α-amino propionic 

Chất nào sau đây là amino axit? (ảnh 2)

3. Tính chất vật lý của amino axit

- Amino axit tồn tại ở dạng tinh thể không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước

- Là một hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy cao

- Dạng ion lưỡng cực nên dễ tan trong nước.


4. Tính chất hóa học của amino axit

a. Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:

    - x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

    - x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

    - x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

b. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit: thể hiện tính chất lưỡng tính

    - Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

    H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

    - Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

    H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH

c. Phản ứng este hóa nhóm COOH

Chất nào sau đây là amino axit? (ảnh 3)

d. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2

    H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2–COOH + N2 + H2O axit hiđroxiaxetic

e. Phản ứng trùng ngưng

    - Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit

    - Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.


5. Phương pháp điều chế

Amoni axit được điều chế bằng cách cho thủy phân protit

(-NH-CH2-CO-)n + nH2O → nNH2-CH2-COOH 


6. Vai trò của amino axit 

- Amino axit thiên nhiên, chủ yếu là α-amino axit được sử dụng để tổng hợp protein.

- Glycine, glutamate là chất dẫn truyền thần kinh.

- Tryptophan là tiền chất của chất truyền thần kinh serotonin.

- Glycine là một trong những chất tham gia quá trình tổng hợp porphyrins.

- Arginine được dùng để tổng hợp hormone nitric oxit.

- Axit 6-amino hexanoic và 7-amino heptanoic tham gia sản xuất tơ nilon – 6 và 7.


7. Vai trò của các amino axit thiết yếu

- Phenylalanine: Tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh như tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine, là chất không thể thiếu trong cấu trúc, chức năng của protein, enzyme và quá trình sản xuất ra các axit amin khác.

- Valine: Kích thích tăng trưởng, tái tạo cơ bắp và tham gia quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể.

- Threonine: Thành phần chính tạo nên các protein là cấu trúc quan trọng của da (collagen) và mô liên kết (elastin), đồng thời, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và  chức năng miễn dịch.

- Tryptophan: Duy trì cân bằng nitơ trong cơ thể, là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, buồn ngủ và cảm xúc.

- Methionine: Có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất và giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, nó rất cần thiết cho sự phát triển của mô, quá trình hấp thụ kẽm, selen và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

- Leucine: Có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và sửa chữa chức năng cơ bắp, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành các vết thương và sản xuất hormone tăng trưởng.

Isoleucine: Có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều chỉnh, phân bổ năng lượng.

- Lysine: Giữ chức năng chính trong quá trình tổng hợp protein, sản xuất hormone, enzyme, hấp thu canxi. Đồng thời, tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng, thực hiện chức năng miễn dịch, tổng hợp collagen và elastin.

- Histidine: Được dùng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh histamine, có vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, chức năng hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và chu kỳ giấc ngủ.

icon-date
Xuất bản : 26/11/2021 - Cập nhật : 26/11/2021