Câu hỏi: Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần tử?
Lời giải:
- Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có ba phần tử là:
+ Phần tử đầu vào
+ Phần từ đầu ra
+ Phần tử xử lí và điều khiển
- Nhiệm vụ của mỗi phần tử là:
+ Phần tử đầu vào: tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật.
+ Phần từ đầu ra bao gồm các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển nhằm thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
+ Phần tử xử lí và điều khiển: có nhiệm vụ xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra
Bổ sung kiến thức về thực trạng và những cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật hiện nay
Thực trạng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì các thiết bị điện tử và máy móc thông minh không còn xa lạ và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.Ngành kỹ thuật là ngành có đóng góp to lớn vào những thành tựu này, và người góp phần làm nên những thành tựu đó chính là kỹ sư. Ngành kỹ thuật là một trong những ngành trọng điểm, phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Việt Nam là nước đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn trong quá trình tiếp thu thành tự khoa học của nhân loại.
a. Những thuận lợi của ngành kỹ thuật ở Việt Nam
Việt Nam chúng ta đang tiếp thu những thành tựu khoa học có sẵn của các nước phát triển trước để rút ngắn việc nghiên cứu và tập trung vào các công việc chế tạo, sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống hiện đại. Vì vậy việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật sẽ diễn ra một cách nhanh chóng rút ngắn khoảng cách kỹ thuật với các nước phát triển. Kỹ thuật là một lĩnh vực phát triển rộng lớn liên quan trực tiếp đến các giai đoạn từ sản xuất đến kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật góp phần lớn vào công cuộc cải thiện cuộc sống về cả kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục hiện nay. Với vai trò quan trọng như thế thì ngành kỹ thuật đòi hỏi một số lượng lớn kỹ sư có tay nghề cao.
b. Những khó khăn của ngành kỹ thuật ở Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì ngành kỹ thuật vẫn còn tồn đọng lại khá nhiều khó khăn. Việc tiếp thu khoa học công nghệ từ các nước phát triển là nhanh chóng nhưng không hề bền vững trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Thêm nữa, Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế chưa cao nên việc đầu tư cho chuyển giao công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn. Kỹ thuật mới rơi vào tình trạng không đủ khả năng chi trả dẫn đến việc trì trệ và yếu kém. Vì vậy, để phát triển lâu dài thì cần phát triển các cơ sở tự nghiên cứu và sáng tạo để kịp sự phát triển của toàn cầu. Để làm được điều này thì việc bồi dưỡng nhân tài là vô cùng cần thiết hiện nay vì con người là nhân tố cốt lõi để phát triển.
Cơ hội nghề nghiệp
Hằng năm, số lượng học sinh thì vào các trường đào tạo kỹ thuật tương đối lớn nhưng đây chỉ là lực lượng lao động trong tương lai. Hiện nay số lượng sinh viên ra trường hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu nhân sự của ngành kỹ thuật. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của các bạn sinh viên ra trường tương đối nhiều, tuy nhiên để được làm việc ở những vị trí tốt thì cũng phải nỗ lực rất nhiều. Nhu cầu tuyển dụng hàng năm ở những khu công nghệ, công nghệ cao, khu chế xuất ngày càng gia tăng. Điều này chứng tỏ rằng trong tương lai, ngành kỹ thuật là một trong những ngành “hot” trong thị trường lao động ở Việt Nam. Ngành kỹ thuật rất đa dạng và phong phú về ngành nghề bao gồm 8 nhóm ngành và 64 ngành nhỏ.
- Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí bao gồm 2 ngành nhỏ là công nghệ chế tạo máy và khoa học vật liệu. Học ngành này ra trường có thể làm việc ở vị trí kỹ sư liên quan đến máy móc tại các công ty cơ khí, công ty sản xuất, công ty về vật liệu, kim loại,...
- Ngành kỹ thuật xây dựng bao gồm các ngành nhỏ như: công nghiệp kỹ thuật xây dựng, xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng công trình, máy móc, vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói. Học ngành này có thể làm việc ở các công ty xây dựng. Hiện nay ở Việt Nam có một số công ty xây dựng lớn như: VINACONEX, VPC, công ty Sông Đà, UDIC,...
- Ngành giao thông vận tải bao gồm 3 nhóm ngành nhỏ là kỹ thuật công trình giao thông, thi công đường bộ, thi công cầu đường bộ. Sau khi ra trường có thể làm ở các công ty về xây dựng cầu đường.
- Nhóm ngành vận tải- du lịch bao gồm ngành vận tải ô tô và ngành kỹ thuật an toàn giao thông. Học ngành này sau khi ra trường có thể làm việc ở các công ty vận tải đường sắt, đường bộ hoặc là đường thủy.
- Nhóm ngành kỹ thuật thủy lợi bao gồm ngành công nghệ kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật môi trường nước, kỹ thuật bờ biển, quản lý tài nguyên nước, trắc địa, ngành mỏ. Sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở các công ty như các Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Đê điều và phòng chống lụt bão, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục Thủy lợi, hoặc các doanh nghiệp khác.
- Nhóm ngành kỹ sư điện bao gồm các ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện dân dụng và công nghiệp, nhiệt điện, kỹ thuật thủy điện và công nghệ tái tạo, hệ thống điện, thiết bị điện, quản lý hệ thống điện. Học ngành này có thể làm ở các vị trí bảo trì điện ở các công ty sản xuất hoặc các công ty thủy điện,...
- Nhóm ngành điện-điện tử-viễn thông bao gồm công nghệ viễn thông, kỹ thuật điện tử- viễn thông, kỹ thuật điện/ điện tử/ cơ điện tử, công nghệ vi điện tử. Kỹ sư điện - điện tử- viễn thông có thể làm việc ở các vị trí bảo trì, vận hành và sửa chữa máy móc tại các công ty sản xuất.
- Nhóm ngành tự động hóa là chuyên nghiên cứu các thuật toán điều khiển thiết bị nhắm tự động hóa các quá trình sản xuất. Kỹ sư tự động hóa có thể làm việc tại dây chuyền sản xuất của các công ty sản xuất hoặc các viện nghiên cứu, khu công nghệ cao,...