logo

Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + NaOH

Câu trả lời chính xác nhất: Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + NaOH như sau:

K2Cr2O7 + 2NaOH → K2CrO4 + Na2CrO4 + H2O.

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về 2 chất phản ứng là K2Cr2O7 và NaOH trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về K2Cr2O7 

a. K2Cr2O7 là gì? Tính chất vật lý

K2Cr2O7 là công thức hóa học của một hợp chất vô cơ mang tính chất oxy hóa với tên gọi phổ biến là Kali dicromat. K2Cr2O7 có màu đỏ cam rất đặc trưng ở dạng tinh thể. Đây là hóa chất rất độc hại đối với cơ thể con người.

K2Cr2O7 là hợp chất muối với nhiều tên gọi khác nhau như Potassium dichromate, potassium bichromate, dichromic acid, dipotassium salt, chromic acid, dipotassium salt.

Công thức hóa học của kali cromat là K2Cr2O7 

b. Tính chất hóa học

Cân bằng phản ứng K2Cr2O7  NaOH

K2Cr2O7 có dạng tinh thể rắn, không mùi, vị đắng và tan được trong nước nhưng không hòa tan được trong alcohol, acetone. Chúng không tồn tại ở dưới dạng ngậm nước.

Chúng có màu cam đỏ, khi đun sôi dung dịch có màu đỏ thẫm đậm.

Dung dịch của K2Cr2O7 sẽ làm quỳ tím hóa đỏ.

Chúng là một chất oxy hóa mạnh, trong môi trường axit muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III):

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 +Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O

Chúng có thể tác dụng với dung dịch bazơ để sinh ra muối có màu vàng là K2CrO4 :

K2Cr2O7 + KOH → K2CrO4 + H2O

Ở nhiệt độ 500 độ C, nó bị phân hủy thành muối cromat:

4K2Cr2O7 → 4 K2CrO4 + 2Cr2O3 + H2O

Có tác dụng được với các axit như HCL hoặc H2SO4 như sau:

K2Cr2O7 + H2SO4 →  2K2Cr3O10+ K2CrO4 + H2O

K2Cr2O7 + 14 HCl →  2CrCl3+ 2 KCl + 3 Cl2+ 7 H2O

c. Ứng dụng

K2Cr2O7 là hóa chất được ứng dụng khá phổ biến trong công nghiệp hiện nay như ứng dụng trong các ngành thuộc da, xi mạ, bảo quản gỗ, bảo quản kim loại, chống ăn mòn,…

>>> Tham khảo: Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử


Mục lục nội dung

2. Tìm hiểu về NaOH

a. NaOH là gì? Tính chất vật lý

NaOH là tên gọi hóa học của Natri Hydroxit hay Hydroxit Natri. Chất này còn được gọi là xút hoặc xút ăn da. Đây là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch có tính bazơ mạnh, có khả năng làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

Loại hóa chất này có tính nhờn và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo… Ngoài ra nó còn được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Với mục đích làm khô các khí hoặc làm thuốc thử.

Khi ở dạng tinh khiết, loại hóa chất này tồn tại ở thể rắn không màu dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Khi đó hóa chất rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí và có khả năng hòa tan hoàn toàn với nước nước, đồng thời giải phóng một lượng nhiệt lớn. Hóa chất cũng hòa tan trong etanol, metanol, ete và các dung môi không phân cực. Nó để lại màu vàng trên giấy và sợi.

Hóa chất NaOH hay còn gọi là xút có nhiều dạng như: Dạng vảy đục không màu – xút vảy, dạng hạt – xút hạt, dạng dung dịch bão hòa 50%. Hóa chất NaOH là hóa chất dễ tan trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không hòa tan trong ether và các dung môi không phân cực khác.

Cân bằng phản ứng K2Cr2O7  NaOH

b. Tính chất hóa học

Tương tự như các hydrat hóa của axít sulfuric, giải thể natri hydroxit rắn trong nước là một phản ứng tỏa nhiệt cao, trong đó một số lượng lớn nhiệt được giải phóng.

Sodium Hydroxide là một bazơ mạnh làm quý tím hóa xanh và dung dịch phenolphthalein hóa hồng

Phản ứng với các axít tạo thành muối và nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

Tác dụng một số kim loại mà oxit, hydroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Điện phân nóng chảy NaOH ra Na:

4NaOH → 2H2O + 4Na + O2

>>> Tham khảo: Phản ứng cộng là gì?

3. Phản ứng của K2Cr2O7 và NaOH

K2Cr2O7 tác dụng với NaOH là một phản ứng oxi hóa khử. Hiện tượng xảy ra là dung dịch màu vàng cam sẽ chuyển dần sang màu vàng. Nguyên nhân là vì có 3 loại chất được sinh ra từ phản ứng là K2CrO4 (dung dịch vàng), Na2CrO4(dung dịch vàng), H2O (dung dịch không màu).

Cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + NaOH như sau:

K2Cr2O7 + 2NaOH → K2CrO4 + Na2CrO4 + H2O.

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách cân bằng phản ứng K2Cr2O7 + NaOH. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/09/2022 - Cập nhật : 10/09/2022