logo

Cảm thụ bài hoàng hôn trên sông Hương

Câu trả lời chính xác nhất: Hình ảnh “Thả khỏi nghi ngút cả một vùng tre trúc” gợi tả cuộc sống ấm êm của người dân thôn xóm ven sông. Điều đó khiến cho người đọc liên tưởng đây là một bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có một không gian rộng rải. Âm thanh “Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước” gợi tả âm thanh vang vọng ra xa trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến cho tác giả cảm giác mặt sông rộng hơn. Điều đó khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình nên thơ của dòng sông vào buổi trời chiều.

Cùng Top lời giải giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức về tác phẩm Hoàng hôn trên sông Hương qua phần mở rộng kiến thức ngay sau đây!


1. Tác giả bài hoàng hôn trên sông Hương: Hoàng Phủ Ngọc Tường.

a. Tiểu sử nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm thụ bài hoàng hôn trên sông Hương

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc lại ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thời niên thiếu ông sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, ông di chuyển vào TP HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Ông tốt nghiệp trường Đại học Huế năm 1964.

Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…

b. Phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nhà văn luôn sáng tác với một phong cách nghệ thuật riêng biệt, tác phẩm của ông luôn mang một sức liên tưởng dồi dào và lối hành văn mê đắm, hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái chất trữ tình và trí tuệ, giữa nghị luận sắc bén và niềm suy tư đa chiều. Chính những đặc điểm ấy ở nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nền văn học Việt Nam mới có được những trang bút ký tuyệt vời có giá trị sâu sắc cho đến tận ngày hôm nay.

>>> Xem thêm: Cảm thụ bài thơ Hành trình của bầy ong


2. Tác phẩm Hoàng hôn trên sông Hương

a. Phân đoạn tác phẩm

* Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).

* Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).

* Kết bài (phần còn lại).

Nội dung

- Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.

- Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

     + Thân bài : chia làm hai đoạn.

Đoạn 1: từ "Mùa thu ... hai hàng cây" sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

- Sự thức dậy của Huế.

b. Cảm nhận hình ảnh âm thanh bài Hoàng hôn trên sông Hương

– Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều)- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi (khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).

– Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.

>>> Xem thêm: Cảm thụ bài thơ "Trong lời mẹ hát"


3. Cảm thụ bài hoàng hôn trên sông Hương

Cảm thụ bài hoàng hôn trên sông Hương

Mẫu 1:

Hình ảnh “Thả khỏi nghi ngút cả một vùng tre trúc” gợi tả cuộc sống ấm êm của người dân thôn xóm ven sông. Điều đó khiến cho người đọc liên tưởng đây là một bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có một không gian rộng rải. Âm thanh “Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước” gợi tả âm thanh vang vọng ra xa trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến cho tác giả cảm giác mặt sông rộng hơn. Điều đó khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình nên thơ của dòng sông vào buổi trời chiều.

Mẫu 2:

+) Hình ảnh: ...thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc... ; ...từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông ,tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước,khiến mặt sông nghe như rộng hơn...

+) Gợi tả : được sự yên bình,bình dị của ngôi làng ven sông vào lúc chiều tà.

-----------------------------

Trên đây là phần Cảm thụ bài Hoàng hôn trên sông Hương và một số kiến thức liên quan tới tác phẩm hoàng hôn trên sông Hương cũng như tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022